Chi phí sơn lại nhà cũ trọn gói từ A – Z mới nhất 2024 hôm nay

Sau một thời gian sử dụng, các loại tường nhà có thể xảy ra hiện tượng bị trầy xước, bám bẩn hoặc bong tróc, bạc màu sơn. Chính vì vậy, lúc này gia chủ nên tiến hành sơn lại nhà cũ để nâng cao tính thẩm mỹ cũng như đảm bảo chất lượng ổn định cho công trình. Vậy chi phí sơn lại nhà cũ là bao nhiêu? Quy trình sơn lại nhà cũ có lâu không? Cần lưu ý những gì khi sơn lại nhà? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây về giải pháp thi công sơn lại tưởng nhà cũ từ A – Z.

Ngoài ra, để giúp gia chủ tiết kiệm được thời gian và chi phí sơn lại nhà cũ một cách tối đa nhất. Thì dưới đây sẽ còn là những chia sẻ chính xác về kinh nghiệm sơn nhà cũ mà nhất định bạn nên biết: Sơn lại nhà có cần sơn lót không? Sơn lại nhà có cần xin giấy phép…?

chi phí sơn lại nhà
Cập nhật chi phí sơn lại nhà cũ

Chi phí sơn lại nhà giá bao nhiêu?

Trước khi thực hiện thi công thì chắc chắn việc dự trù về chi phí sơn lại nhà hết bao nhiêu là điều mà bất cứ ai cũng đều tính đến. Vậy chi phí sơn lại nhà có đắt không? Mức giá sơn lại nhà cũ bao nhiêu 1m2?

Dưới đây sẽ là bảng báo giá sơn lại nhà cũ chi tiết được cập nhật mới nhất hôm nay bạn có thể tham khảo:

1/ Báo giá sơn lại nhà cũ chưa bao gồm vật tư

Chi phí sơn lại nhà dưới đây sẽ là chỉ là mức giá thuê nhân công chứ chưa bao gồm các vật tư liên quan:

Hạng mục Lớp sơn Đơn giá ( VNĐ/m2)
Sơn lại nhà cũ trong nhà 2 lớp sơn phủ màu 10.000 – 12.000
Sơn lại tường ngoài trời 2 lớp sơn phủ màu 14.000 – 15.000
Sơn mới trong nhà 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 12.000 – 15.000
Sơn mới ngoài trời 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 15.000 – 18.000
Sơn bả tường trong nhà 2 lớp sơn phủ – 1 lớp lót 15.000 – 20.000
Sơn bả tường ngoài nhà 2 lớp sơn phủ – 1 lớp lót 18.000 – 25.000
Sơn bả trần thạch cao Bả + Sơn + Xử lý mối nối 35.000 – 40.000

2/ Chi phí sơn lại nhà trọn gói

Sơn lại nhà trọn gói sẽ bao gồm các chi phí về nhân công + vật tư cần sử dụng. Sẽ tùy vào loại sơn mà gia chủ yêu cầu, thì mức giá sơn lại nhà trọn gói cũng sẽ có sự khác nhau.

báo giá sơn lại nhà cũ
Chi phí sơn lại nhà cũ trọn gói gồm nhân công và vật tư

Cụ thể, dưới đây sẽ là chi phí sơn lại nhà trọn gói bao gồm chi phí nhân công + chi phí vật tư:

Loại vật tư Lớp sơn Đơn giá ( VNĐ/m2)
Sơn Tisson, Nippon 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 30.000
Sơn Maxilite 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 35.000
Sơn Ecoluxe trong nhà 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 25.000
Sơn Ecoluxe ngoài trời cao cấp 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 35.000
Sơn Dulux bóng 5 in 1 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 50.000
Sơn Dulux lau chùi 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 45.000
Sơn Dulux weathershield ngoài trời 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 60.000
Sơn Dulux mịn 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 40.000
Sơn Kova bóng cao cấp 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 50.000
Sơn Jotun bóng cao cấp 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 50.000
Sơn Jotun mịn cao cấp 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 45.000
Sơn Nippon bóng cao cấp 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 50.000
Sơn Nippon mịn 2 lớp 2 lớp sơn phủ màu – 1 lớp sơn lót 45.000
Sơn Mykolor 2 lớp sơn phủ màu 35.000

Lưu ý: Bảng báo về các chi phí sơn lại nhà cũ trên đây chỉ mang tính chất tham khao. Còn mức giá thực tế khi thi công có thể sẽ chênh lệch tùy vào nhiều yếu tố khác nhau.

>> Xem thêm: Báo giá thi công sơn nước

Quy trình sơn lại nhà cũ

Để có thể sơn lại nhà cũ đẹp như mới thì bạn nên chú ý lựa chọn và thuê một dịch vụ sửa chữa nhà cũ, cải tạo nhà uy tín – chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, bạn cũng nên nắm được các quy trình sơn lại nhà cũ đúng kỹ thuật. Điều này sẽ giúp bạn định hướng và xác định được những việc cần làm để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất.

quy trình sơn lại nhà cũ

Cụ thể, dưới đây sẽ là quy trình sơn lại nhà cũ:

+ Bước 1: Xử lý, làm sạch bề mặt tường cần sơn lại: Loại bỏ hết các loại bụi bẩn, sần sùi trên tường để giúp bề tường nhẵn bóng, không bám bụi. Điều này sẽ giúp cho lớp sơn bám tốt hơn.

+ Bước 2: Tiến hành sử dụng keo dán tường: Sử dụng các dòng keo dán chuyên dụng để xử lý các vị trí tiếp xúc của tường. Những loại keo này sẽ giúp lớp sơn tường thâm nhập vào bề mặt tường tốt hơn và cải thiện khả năng bám dính.

+ Bước 3: Xử lý các vết nứt, chống thấm (nếu có)

+ Bước 4: Sơn bả mattit: Việc sơn một lớp bả matit sẽ làm cho bức tường trở nên mịn và mượt hơn. Giúp cho các lớp sơn sau đều màu hơn.

+ Bước 5: Đánh bóng bề mặt tường: Sử dụng giấy nhám chà tường để giúp cho bề mặt tường được bằng phẳng và mịn hơn.

+ Bước 6: Tiến hành thi công sơn lót và sơn phủ: Có thể sử dụng 1 hoặc 2 lớp sơn lót tùy vào bề mặt tường thực tế của công trình. Sau khi sơn lót xong sẽ tiến hành sử dụng sơn phủ. Nên tiến hành sơn 2 lớp sơn phủ để giúp cho lớp sơn đều và che được lớp sơn lót.

Kinh nghiệm sơn lại nhà cũ chuẩn, tiết kiệm chi phí

Ngoài việc xác định được chi phí sơn lại nhà, quy trình sơn lại nhà. Thì để đạt được thời gian thi công nhanh chóng nhất, tiết kiệm được đáng kể chi phí nhất, cũng như đạt được độ bền và chất lượng màu sơn tốt nhất. Thì nhất định bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây về giải pháp sơn lại nhà cũ

1/ Bao lâu nên sơn lại nhà?

Thực ra để giải đáp cho câu hỏi này thì người ta khó có thể đưa ra một câu trả lời chính xác và cụ thể. Bởi thông thường, cứ khoảng 5 – 7 năm thì người ta sẽ thực hiện sơn lại tường một lần. Nhưng để quyết định được một công trình bao lâu nên sơn lại thì điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào loại sơn mà tường nhà đang dùng cũng như khâu thi công trước đó có chất lượng ra sao.

Nếu như tường được sử dụng loại sơn tốt, thi công cẩn thận, đúng kỹ thuật. Thì độ bền có thể lên tới hơn 10 năm đối với lớp sơn trong nhà và 7 năm với lớp sơn tường ngoài trời. Còn nếu như sử dụng loại sơn kém chất lượng thì độ bền sẽ giảm xuống rất nhiều, thậm chí có thể 3 năm là đã phải sơn lại.

bao lâu nên sơn lại nhà

Do đó, căn cứ chính xác nhất cho việc khi nào nên sơn lại nhà chính là dựa vào khả năng quan sát và đánh giá thực trạng của công trình. Cụ thể, một số trường hợp ta có thể nhận thấy là:

+ Lớp sơn cũ đã xuống cấp, bị hoen ố, bong trốc, ẩm mốc…

+ Lớp sơn đã bị phai màu, bạc màu

+ Tường bị thủng, rạn nứt…

2/ Sơn lại nhà có cần sơn lót không?

Sơn lót có vai trò quan trọng không thể thiếu khi sơn nhà. Nhưng đối với việc sơn lại nhà cũ, thì sơn lót có thật sự cần thiết không? Đây có lẽ là mối bận tâm và băn khoăn của rất nhiều gia chủ hiện nay.

Trên thực tế, dù thi công tường mới hay tường cũ thì các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên sử dụng 1 – 2 lớp sơn lót.

sơn lại nhà có cần sơn lót không

Đối với tường nhà cũ, lớp sơn lót sẽ giúp cho công trình thêm hoàn thiện và bền bỉ với thời gian hơn. Đặc biệt, khi tu sửa sơn lại nhà, sơn lót sẽ giúp cho màu sơn được lên chuẩn hơn, đẹp hơn. Vì vậy, theo khuyến cáo, gia chủ nên sử dụng sơn lót, đặc biệt đối với nhà cũ.

3/ Sơn lại nhà có cần xin giấy phép?

Theo quy định của Pháp luật hiện hành, gia chủ cần phải thực hiện xin giấy câp phép khi có nhu cầu sửa chửa, cải tạo nhà. Tuy nhiên, quy định này sẽ chỉ áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể.

>> Xem thêm: Các trường hợp cần xin giấy phép sửa chữa nhà

sơn lại nhà có cần xin giấy phép

Còn trong trường hợp bạn muốn tiến hành sơn lại bên trong ngôi nhà thì không cần phải xin giấy phép. Hoặc, nếu sơn ngoại thất ngôi nhà mà việc sơn lại này không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng của công trình, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.

Hy vọng, với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn dự trù được cho mình các khoản chi phí sơn lại nhà cần thiết và có được những kinh nghiệm sơn sửa lại tường nhà nhanh chóng, tiết kiệm nhất cho công trình của mình.