Công tác chuẩn bị và quy trình xây dựng nhà ở chuẩn

Bạn muốn xây nhà nhưng không biết quy trình xây dựng nhà ở ra sao? Cần phải chuẩn bị những gì và gồm các bước nào không biết bắt đầu từ đâu? Rất nhiều gia đình lên kế hoạch xây dựng từ rất nhiều năm trước. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì kế hoạch không còn áp dụng được nữa…

Để giúp đỡ cho các gia đình đỡ mất thời gian đồng thời giúp các bạn hiểu và nắm rõ hơn về quy trình xây dựng nhà dân dụng một cách chi tiết và tường tận. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết được các kiến trúc sư cũng như kĩ sư Hùng Anh đưa ra từ kinh nghiệm thực tế để quý vị có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất nhé.

Quy trình xây dựng nhà ở

Được các kiến trúc sư cùng đội ngũ kỹ sư tính toán chắt lọc những kinh nghiệm thự tế để có một bài viết vô cùng chi tiết để hướng dẫn các gia đình chưa xây nhà bao giờ trở nên dễ dàng hơn.

Để chuẩn bị xây nhà

“Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế thì việc xây nhà cũng cần phải chuẩn bị trước đó từ khoảng một thời gian. Việc đưa ra một kế hoạch hay quy trình xây dựng nhà dân dụng cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Như vậy vấn đề tài chính là vấn đề mẫu chốt nhất để có thể giúp gia đình có thể quyết định xây nhà mình như thế nào và công năng ra sao đúng không nào?

Có được một quy trình xây dựng nhà dân dụng hoàn chỉnh là một bước chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng được; nhằm hạn chế được các phát sinh sau này làm giảm hao tốn tiền của của gia đình.

Khảo sát hiện trạng, khảo sát địa chất kỹ càng

Xây dựng nhà dân dụng phải được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới đất và chất lượng nền đất nơi dự kiến xây nhà; hoặc báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật. Đảm bảo an toàn cho nhà ở, không ảnh hưởng tới các công trình liền kề, lân cận.

Vấn đề tài chính

Bạn nên liệt kê tất cả các khoản chi phí cần thanh toán, tính số tiền tổng xây dựng và cộng thêm 10% trong tổng số để dự trù kinh phí. Hoặc bạn hãy tìm và thuê đơn vị lập dự toán. Họ sẽ làm công việc bóc tách, tính toán lượng vật tư (sắt, thép, xi măng, bao nhiêu khối bê tông…) một cách chi tiết và tỉ mỉ. Và họ sẽ tính cho bạn kinh phí xây dựng một cách chính xác nhất.

chuẩn bị tài chính

Thời điểm xây nhà

Lựa chọn mùa xây dựng cũng là một quy trình xây dựng nhà dân dụng được thuận lợi. Xây nhà vào mùa thời tiết thuận lợi: Kinh nghiệm xây nhà cho thấy thường người ta chọn thời điểm từ tháng 8 -12 vì thời tiết mát mẻ, không còn mưa quá to, xây xong đón tết dọn về nhà mới.

thời điểm xây nhà

Tránh xây dựng làm nhà vào mùa mưa bão để giảm ảnh hưởng xấu đến công trình và tiến độ thi công.

Xem xét phong thuỷ

Phong thủy trong xây nhà vô cùng quan trọng trong quy trình xây dựng nhà dân dụng.Phong thuỷ vừa được coi là môn khoa học về bố trí nhà cửa cũng được coi như một môn nghiên cứu về tâm linh. Kinh nghiệm xây nhà cho thấy nếu bạn tin và quan tâm thì hãy thuê một chuyên gia tư vấn phong thuỷ trước khi làm việc với Kiến Trúc Sư.

Xem xét phong thuỷ

Chú ý: Khi chọn chuyên gia hãy chú ý đến năng lực, tên tuổi của họ, có thể đi xem các công trình đã làm trước đây của họ. Chọn đúng người tránh tiền mất tật mang.

Cần bản thiết kế nhà trước khi xây dựng

Một bản thiết kế chuẩn chỉ và bài bản góp phần mang lại sự thành công cho một ngôi nhà. Vì vậy, các chuyên gia xây dựng Hùng Anh luôn tư vấn cho khách hàng của mình rằng. Hãy đầu tư vào một bản thiết kế nhà để quá trình thi công thuận lợi.

Quy trình xây dựng nhà ở có mấy bước?

Đã qua cái thời xây nhà kiểu đơn giản hoá, dập khuôn theo kiểu truyền thống, không đầy đủ tiện nghi không tối ưu được không gian, diện tích, lỗi thời. Hiện nay, có rất nhiều các gia đình ở quê đã tìm đến các đơn vị thiết kế để tư vấn quy trình xây dựng nhà dân dụng trở nên khá phổ biến và “văn minh” hơn.

Quy trình xây dựng nhà ở

Dưới đây là quy trình xây dựng nhà ở dân dụng chuẩn:

  • Bước 1: Lập tiến độ thi công xây dựng nhà dân dụng
  • Bước 2: Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành thi công.
  • Bước 3: Công tác thi công phần móng + trệt.
  • Bước 4: Công tác thi công các sàn tầng 1,2,3…
  • Bước 5: Công tác xây tường
  • Bước 6: Công tác tô trát tường
  • Bước 7: Công tác đóng trần thạch cao.
  • Bước 8: Công tác chống thấm
  • Bước 9: Công tác cán nền
  • Bước 10: Công tác đóng gạch, ốp gạch.
  • Bước 11: Công tác đóng đá ngạch cửa, bậc cầu thang, đá ốp tường (nếu có)
  • Bước 12: Công tác gắn cửa đi, cửa sổ, tủ bếp..
  • Bước 13: Công tác sơn nước
  • Bước 14: Công tác hoàn thiện nội thất tủ bếp (nếu có)
  • Bước 15: Công tác dọn vệ sinh bàn giao nhà.

1. Lập tiến độ thi công

Thông thường các công trình xây dựng nhà dân dụng nhà phố, nhà cấp 4, nhà tầng diện tích khoảng: > 200m2 và < 400m2 dao động 3 – 5 tháng kể từ ngày khởi công. Thời gian này đã được dự trù phát sinh, nhân công ốm đau, thời tiết …

2. Chuẩn bị trước khi thi công

  • Nhân lực là đội thợ và vật tư
  • Mặt bằng thi công, lán trại, bao che công trình
  • Báo cho các nhà thầu điện nước
  • Kiểm tra định vị vị trí tim cọc, lấy cao độ
  • Bàn giao vị trí tim cọc cho nhà thầu ép cọc và giám sát thi công ép cọc.

3. Thi công phần móng + trệt

móng nhà cấp 4 mái tôn

  • Ép cọc xong sẽ sang phần đào móng và phá đầu cọc. Thợ sẽ dùng máy cắt bê tông trước khi đục đầu cọc không để đầu cọc bị bể.
  • Tiếp theo định vị tim móng, đào hố ga, đào hầm tự hoại.
  • Kiểm tra kích thước và mời CĐT nghiệm thu.
  • Tính toán khối lượng cốt thép từng mục để cân đối và khớp với dự toán trước đó
  • Đổ đá 4×6 đầm kỹ, đổ bê tông lót M100, làm coffa móng, cốt thép móng, đà kiềng, mời Chủ Đầu Tư nghiệm thu.
  • Lên biên bản bàn giao cho đơn vị điện, nước, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước.
  • Tính khối lượng bê tông và báo cho bộ phận cung ứng vật tư gọi nhà thầu cung cấp bê tông đến công trình.
  • Đổ bê tông móng, xây hầm tự hoại, san lấp mặt bằng móng và mời nghiệm thu.

4. Thi công sàn tầng

  • Gia công cốt thép sàn tầng trệt và đổ bê tông (nếu có).
  • Định vị tim trục, bún mực vị trí cột theo hồ sơ thiết kế
  • Gia công lắp dựng cốt thép cột mời CĐT nghiệm thu chất lượng;
  • Tính toán khối lượng bê tông cột, phối hợp bộ phận vật tư gọi vật liệu về công trình, để tiến hành trộn bê tông tại công trình.
  • Bảo dưỡng bê tông cột, sàn trong 03 ngày.
  • Gia công ván khuôn dầm, sàn.
  • Gia công cốt thép dầm sàn.
  • Tính khối lượng bê tông dầm sàn, liên hệ bộ phận vật tư gọi các nhà cung cấp bê tông đến công trình (nếu xe bồn vào được).
  • Tiến hành đổ bê tông dầm sàn.
  • Bảo dưỡng bê tông dầm sàn trong 3-5 ngày.

5. Công tác xây tường

Xác định, định vị tường xây bằng cách bút mực để chuẩn nhất. Sử dụng vật liệu gạch cát xi măng đúng theo bảng quy định vật tư ký với chủ đầu tư. Cát sạch không bị nhiễm phèn, hạt lớn, sàng sạch sẽ.

xây trát tường 110

6. Công tác tô trát tường

Cát tô tường này phải được bóc tách dự toán khối lượng dùng cho phần phải đảm bảo chính xác. Gói vật liệu vừa đủ để hoàn thành hạng mục và tầng. Cần phải tính toán kỹ, nếu có sai số phải báo lại ngay.

7. Công tác đóng trần thạch cao

Trần giật cấp và các mặt dựng phải thi công xương chính xác, tránh tình trạng nghiêng ngả, xiêu vẹo sau khi bắn tấm.

báo giá trần thạch cao

  • Trần thạch cao phải đúng code và thiết kế, các cạnh, nách góc, chỉ phào phải thẳng, các giáp mí mối nối phải phẳng. Ngoài ra, trần phải phẳng, các mối nối giữa 2 tấm thạch cao phải phẳng.
  • Các đinh vít phải bắn sát vào để tránh lòi ra ngoài khi làm sơn nước.
  • Giữa các vết nứt phải dán keo lưới và xử lý bằng bột chống nứt trước khi làm sơn nước.

8. Công tác chống thấm

Công tác thi công hệ thống cấp thoát nước đã xong, công tác liên quan kết thúc sẽ bàn giao mặt bằng để chống thấm.

9. Công tác cán nền xây dựng nhà dân dụng

  • Khu vực cán nền cần phải vệ sinh sạch sẽ, đục, băm vữa dư, tạp chất còn nằm dưới nền.
  • Sử dụng máy tia Laze để ghém nền theo HSTC, khoảng cách của các vị trị ghém 2.0-2.2m.
  • Trước khi cán nền thì phải tưới nước, làm một lớp hồ dầu mỏng để độ bám dính với sàn bê tông được hiệu quả.
  • Đối với nền lát gạch ghém thấp hơn 2-3mm so với bản vẽ shop để đảm bảo công tác lát gạch sau này thuận tiện.

10. Công tác đóng gạch nền, ốp gạch tường

Được thực hiện theo đúng bản vẽ thi công, đúng chủng loại và màu sắc theo hợp đồng.

báo giá ốp lát tại hà nội

11. Đóng đá ngạch cửa, bậc cầu thang, đá ốp tường (nếu có)

Thông thường nếu gia chủ sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói thì các đơn vị thi công xây nhà sẽ trực tiếp hoàn thiện phần đá bậc cầu thang, ốp tường, bậc cửa nhà; hoặc sẽ tự liên hệ với các đơn vị chuyên thi công để nhanh chóng hoàn thiện.

12. Công tác gắn cửa đi, cửa sổ

Tương tự, công tác gắn cửa ra vào, cửa sổ hoặc là do gia chủ tự liên hệ đơn vị chuyên thi công. Nếu là dịch vụ xây nhà trọn gói thì các đơn vị thi công xây nhà trọn gói sẽ liên hệ thợ chuyên thi công cửa.

13. Công tác sơn nước

Công tác sơn nước bao gồm:

sơn sửa nhà bếp

  • Trét matit
  • Lăn sơn lót
  • Lăn sơn phủ

Tham khảo : Báo giá thi công sơn tường giá rẻ tại Hà Nội.

Sau đó tiến hành kiểm tra sau khi hoàn thiện.

14. Công tác hoàn thiện nội thất tủ bếp (nếu có)

Hoàn thiện nội thất tủ bếp bao gồm : lắp đặt tủ bếp, bàn bếp tại vị trí đã được thiết kế và đo đạc sẵn.

15. Công tác dọn vệ sinh bàn giao nhà

Sau cùng, các đơn vị thi công sẽ làm công tác dọn vệ sinh và bàn giao nhà cho khách hàng theo đúng thời gian trong hợp đồng. Để gia chủ có thể dọn đến và ở luôn.

Trên đây là quy trình xây dựng nhà ở dân dụng chuẩn của bộ Xây Dựng mới nhất. Chúng tôi khuyên bạn nếu có kế hoạch xây nhà thì nên tìm đến công ty xây dựng nhà ở uy tín để được hỗ trợ tốt nhất nhé!