Mẫu dự toán xây dựng nhà dân dụng mới nhất 2024

Xây dựng nhà ở hay các công trình xây dựng dân dụng nói chung luôn phải tuân theo các tiêu chuẩn chi tiết để đảm bảo tính an toàn cũng như chất lượng cho công trình. Nếu không phải là một dân xây dựng lành nghề, rất ít ai có thể nắm hết được các tiêu chuẩn này. Cùng điểm qua các tiêu chuẩn xây dựng nhà dân dụng dưới đây nhé.

Xây dựng nhà dân dụng là gì?

Xây dựng dân dụng là gì? Chắc chắn sẽ không có ít người đang nhầm lẫn về khái niệm này. Theo Thông tư 12/2012/TT-BXD giải thích: Xây dựng dân dụng cùng với xây dựng công nghiệp là 2 mảng chính của ngành xây dựng. Bao gồm:

  • Các tòa nhà văn phòng, nhà không dùng để ở: trường học, bệnh viện, công xưởng, kho bãi,…
  • Hệ thống hạ tầng giao thông: cầu, đường bộ, đường hầm,…

Trong số tất cả các ngành kỹ thuật thì xây dựng dân dụng thuộc vào nhóm ngành lâu đời nhất. Và chúng được chia nhỏ ra thành nhiều mảng khác nhau. Hiện nay, kỹ thuật xây dựng dân dụng hầu như góp mặt ở mọi cấp độ phạm vi. Từ công cộng, nhà nước đến tư nhân. Và đặc biệt là có sự liên kết khu vực, quốc tế.

Xây dựng nhà dân dụng

Tiêu chuẩn xây dựng nhà dân dụng

Tất cả các thiết kế công trình dân dụng đều phải đảm bảo tính an toàn trong quá trình thi công và sử dụng. Bên cạnh đó còn đảm bào bền vững, tiện dụng, thẩm mỹ. Luôn phù hợp với khí hậu tự nhiên của địa phương.

  • Công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp cần phải được duyệt và cấp phép xây dựng bởi thiết kế đô thị.
  • Nghiêm cấm các hành vi chiếm lấn trái phép không gian đô thị (đường xá, vỉa hè) để tăng diện tích cho công trình
  • Các yếu tố về sinh mạng con người, bảo vệ môi trường, an toàn cháy nổ phải luôn được đảm bảo tại công trình dân dụng.
  • Công trình thi công tại khu vực địa phương có động đất hoặc nền đất lún phải đảm bảo tuân theo các quy định có sẵn.
  • Đối với các công trình phải thiết kế khe lún. Khoảng cách giữa các khe lún không lớn hơn 60 m. Khoảng cách giữa các khe co giãn trên mái không lớn hơn 15 m. Khe lún phải đảm bảo các yếu tố chống thấm, chống cháy, giữ nhiệt, chống mối mọt phù hợp.
  • Màu sắc bên ngoài công trình không được thiết kế gây ảnh hưởng đến thị giác, sức khoẻ của cộng đồng.

Tiêu chuẩn xây dựng nhà dân dụng

Các tiêu chuẩn thiết kế về kiến trúc

Dưới đây là những tiêu chuẩn thiết kế công trình dân dụng cơ bản mà bạn cần phải nắm rõ:

Sảnh, hành lang

Sảnh là một không gian công cộng phục vụ cho tất cả mọi người trong gia đình. Thông thường sảnh sẽ được thiết kế tạo một không gian sang trọng; giúp cho không gian bên trong sạch sẽ và gọn gàng hơn đối với những ngôi nhà có diện tích rộng.

Sảnh và hành lang phải đảm bảo tính thông thoáng, và tính đến khả năng có thể thoát người ra khu vực an toàn khi có sự cố.

Phòng khách

Phòng khách là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của tất cả thành viên. Chính vì vậy phòng khách thường là nơi thiết kế sao cho đẹp nhất, là bộ mặt của ngôi nhà. Phòng khách rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào diện tích của căn nhà. Thông thường phòng khách sẽ có diện tích từ 20 đến 25m2 cho nhà biệt thự loại nhỏ. Những ngôi nhà có diện tích trung bình sẽ tầm từ 25 đến 30 m2. Từ 30 đến 40m2 cho nhà biệt thự. Và từ 40m2 trở lên cho dinh thự.

Bếp

Bếp luôn là một căn phòng hoặc không gian quan trọng trong một căn nhà. Thông thường căn nhà dù rộng hay chật đều phải thiết kế căn bếp chỉnh chu. Đối với tiêu chuẩn để thiết kế một căn bếp đạt yêu cầu phải đảm bảo được công năng sử dụng tam giác hình học; bao gồm bếp – bồn rửa và tủ lạnh không được cách nhau quá 5m.

bếp

Bếp nên được thiết kế nơi thông thoáng, có ánh sáng mặt trời tự nhiên chiếu vào. Đảm bảo các yếu tố về an toàn phòng chống chữa cháy, phong thuỷ ngôi nhà.

Nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh phải được thiết kế gần các khu vực sinh hoạt chung như phòng khách hoặc bên trong phòng ngủ. Nhà vệ sinh cần đảm bảo các yếu tố về lưu thông khí, bố trí sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của từng khu vực. Nếu phòng vệ sinh cho khu vực chung thì không cần thiết phải có phòng tắm, diện tích tầm từ 3 đến 5m.

Không gian riêng

Không gian riêng thường là những phòng ngủ dành cho cá nhân trong gia đình. Số lượng phòng ngủ và kích cỡ phụ thuộc vào diện tích của ngôi nhà, số lượng thành viên trong gia đình. Đối với phòng ngủ của vợ chồng sẽ được thiết kế rộng rãi hơn, đảm bảo kín đáo. Phòng ngủ đơn cho cá nhân diện tích có thể hạn chế hơn phòng ngủ vợ chồng. Đảm bảo phòng ngủ có tính thông thoáng, có ánh sáng chiếu trực tiếp vào căn phòng.

Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kỹ thuật

Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kỹ thuật nhà dân dụng gồm nhiều hạng mục. Các hạng mục kỹ thuật cần được thiết kế đảm bảo, phù hợp và an toàn trong quá trình xây dựng, sử dụng.

Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước trong nhà: hệ thống cấp thoát nước đảm bảo được đặt ngầm trong tường. Thiết kế sao cho các van đặt trong rãnh ngầm có cửa kiểm tra để đảm bảo việc sửa chữa. Đường ống cấp nước và thoát nước không được đặt lộ dưới trần của các phòng.

Hệ thống cấp thoát nước

Đường ống thoát nước trên mái cần phải được thiết kế sao cho luôn thoát nước bất kể thời tiết nào trong năm. Các ống thoát nước mưa đảm bảo có độ bền, không được rò rỉ.

Hệ thống chiếu sáng – Cấp điện

Hệ thống điện chiếu sáng trong các công trình dân dụng phải đảm bảo tất cả các nhu cầu. Bao gồm mục đích chiếu sáng chung; chiếu sáng trang trí; chiếu sáng bảo vệ; chiếu sáng sự cố, thoát hiểm.

  • Mạng lưới đường dây dẫn điện phải được thiết kế riêng, độc lập với các mạng lưới cấp thoát nước. Luôn đảm bảo được yếu tố dễ dàng khi sửa chữa.
  • Hệ thống cấp điện trong nhà phải được chìm trong tường, bên ngoài thì chìm dưới đất.
  • Bảo vệ hệ thống điện bằng aptomat. Công tắc, ổ cắm nguồn điện được bảo vệ bằng dụng cụ chuyên dụng.

Hệ thống chiếu sáng – Cấp điện

Mẫu dự toán xây dựng nhà dân dụng

Thiết lập bảng dự toán chi phí xây dựng nhà ở có thể giúp bạn ước tính được số tiền cụ thể hơn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát chi phí hiệu quả, cập nhật thay đổi liên tục trong quá trình thi công để đảm bảo ngân sách cho chi phí xây nhà được tốt hơn. Dưới đây là mẫu dự toán chi phí xây dựng nhà ở mới nhất được Xây dựng Hùng Anh tổng hợp để bạn có thể áp dụng vào công trình của mình. Tham khảo ngay nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến dự toán chi phí xây dựng

Xin giấy phép xây dựng

Công đoạn xin giấy phép xây dựng là yếu tố đầu tiên mà gia chủ cần phải làm và tiêu tốn một khoản chi phí nhất định. Hiện nay, có nhiều đơn vị xây dựng chịu trách nhiệm thêm phần này cho khách hàng hoặc bạn có thể tự thực hiện.

Thiết kế kiến trúc + Kết cấu

Đóng vai trò quan trọng trong một công trình; phần thiết kế kiến trúc + kết cấu không chỉ ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ mà còn công năng sử dụng lâu dài bên trong.

Thiết kế kiến trúc + Kết cấu

Hiện nay trên mức phí thuê thiết kế nhà phố/ biệt thự hiện đại dao động từ 150.000 – 300.000 vnđ/ m2; nhà phố/ biệt thự cổ điển dao động từ 200.000 – 4000.0000 vnđ/ m2.

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc dự toán chi phí xây dựng

Thi công phần thô + nhân công hoàn thiện

Thi công phần thô là yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công trình và tiêu tốn khá nhiều chi phí. Giá hạng mục thi công nhà phố/ biệt thự hiện nay dao động từ 3.000.000 – 4.000.000 vnđ/m2.

Thiết kế thi công nội thất hoàn thiện

Chi phí cho việc hoàn thiện nội thất ngôi nhà cũng chiếm khá nhiều trong bảng dự toán chi phí xây dựng mà bạn cần quan tâm. Tuy nhiên không có con số cụ thể rõ ràng về hạng mục này bởi lẽ tùy thuộc vào nhu cầu của từng gia đình cụ thể.

thi công xây nhà trọn gói 200 triệu

Sau khi có bản vẽ chi tiết, khảo sát công trình thực tế thì mới có thể báo giá một cách chính xác nhất.

Bên cạnh đó, trong quá trình thi công xây dựng cũng còn nhiều chi phí phát sinh khác. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là bạn nên tìm đến công ty xây dựng nhà ở chuyên nghiệp để cùng bạn lập bảng dự toán chi phí xây dựng nhà ở một cách rõ ràng và chi tiết nhất.

Chi phí xây dựng nhà ở mới nhất

Chi phí xây dựng nhà ở dân dụng có thể khác nhau tùy vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, kích thước và thiết kế của ngôi nhà, vật liệu sử dụng, và thị trường lao động trong khu vực đó. Việc tính toán chi phí xây dựng thường cần phải có một bản dự toán chi tiết dựa trên các yếu tố cụ thể của từng dự án.

Để biết rõ hơn về chi phí xây dựng nhà ở dân dụng, có thể tham khảo báo giá tại đây:

Giá xây nhà trọn gói

Tóm lại, xây dựng nhà ở dân dụng là một quá trình đầu tư lớn và đầy thử thách, nhưng nó cũng là cơ hội để gia đình có thể tạo dựng một không gian sống lâu dài, an toàn và phù hợp với nhu cầu của mình.

Khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ với đơn vị xây nhà trọn gói Hùng Anh để được tư vấn, thiết kế và báo giá chi tiết nhất. Chúng tôi với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng đảm bảo sẽ làm hài lòng khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Hùng Anh.

Hotline: 091.15.44444