Nguyên nhân gạch lát nền bị phồng là do đâu? Điều gì đã gây ra tình trạng này? Làm sao để khắc phục và xử lý gạch lát nền bị phồng nhanh chóng, tiết kiệm nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
Gạch lát nền nhà bị phồng rộp, nứt vỡ gây khó chịu cho gia chủ và mất tính thẩm mỹ của công trình. Hiện tượng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng phồng rộp lan rộng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình.
Chính vì vậy, dưới đây sẽ là 7 nguyên nhân khiến gạch lát nền nhà bị phồng rộp, nứt vỡ. Đồng thời, hướng dẫn chi tiết về cách xử lý cũng như phòng tránh tình trạng này một cách đơn giản, hiệu quả nhất.
Nội dung chính
7 nguyên nhân gạch lát nền bị phồng
Gạch lát nền nhà bị phồng là hiện tượng nền gạch của nhà bị nhô lên, phồng rộp, nổ. Các viên gạch bị xô xát vào nhau và có thể gây nứt vỡ. Tình trạng này có thể xảy ra ở 1 khu vực hoặc thành 1 đường chạy dài trên sàn nhà.
Vậy nguyên nhân gạch lát nền bị phồng là gì? Có nhiều yếu tố khác nhau khiến cho nền gạch bị phồng rộp. Và cụ thể, dưới đây sẽ là tổng hợp 7 nguyên nhân gạch lát nền bị phồng thường xuyên xảy ra mà không phải ai cũng để ý đến trong quá trình thi công:
+ Nguyên nhân 1: Do sự chênh lệch hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gạch nền nhà bị phồng. Nhưng thông thường là do trong quá trình sử dụng lâu dài, chất lượng nền gạch chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt hoặc nhiệt độ thường xuyên thay đổi đột ngột.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ cao và thường thay đổi đột ngột sẽ khiến cho liên kết giữa xi măng và gạch giãn nở. Gây xuất hiện tình trạng không có không gian thở giữa các viên gạch. Và từ đó gây đùn gạch, phồng lên và nứt vỡ.
+ Nguyên nhân 2: Nền nhà bị sụt lún sau một thời gian dài sử dụng
Sau quá trình sử dụng lâu dài, sàn nhà có thể sẽ chịu ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài dẫn đến tình trạng nền nhà bị sụt lún, bong tróc và xô đẩy giữa các lớp gạch.
Nguyên nhân này thường sẽ xuất phát từ việc các công trình nhà lân cận xây dựng, sửa chữa sát cạnh nhau và không có khe lún. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng các công trình đó tác động lên nền đất với chuyển động khác nhau gây ra sự cố sụt lún và đùn gạch nền.
+ Nguyên nhân 3: Thi công lát nền không đúng kỹ thuật
Việc thi công trát xi măng dưới lớp gạch không đều cũng là một trong những nguyên nhân khiến gạch nền nhà bị phồng. Bởi điều này khiến cho khả năng kết dính kém giữa gạch và xi măng.
Khi cả hai vật liệu này cùng giãn nở không đều thì sẽ dẫn đến hiện tượng nền nhà bị phồng rộp, bung gạch.
+ Nguyên nhân 4: Khoảng cách giữa các viên gạch không đạt tiêu chuẩn
Trong quá trình thi công lát nền, việc đặt các viên gạch quá sát nhau mà không có khe co giãn giữa chúng. Sẽ không có không gian khi gạch giãn nở. Dẫn đến các viên gạch sẽ bị kích và xô vào nhau. Lâu ngày chắc chắn sẽ rất dễ gây ra sự cố nứt vỡ, phồng rộp.
+ Nguyên nhân 5: Trộn nguyên liệu lát nền không đúng tỉ lệ
Khi thi công lát nền, người thợ không pha trộn vữa và cát theo đúng tỉ lệ tiêu chuẩn cũng sẽ là nguyên nhân gạch lát nền bị phồng.
Bởi khi tỷ lệ xi măng trộn và ít, cát lại được cho vào nhiều hơn. Thì độ bám dính của lớp vữa dưới gạch sẽ không cao, khiến cho gạch dễ bị bong dần lên theo thời gian.
+ Nguyên nhân 6: Quá trình ngâm gạch không đạt quy chuẩn
Có thể do thợ thi công không ngâm gạch với nước hoặc có ngâm nhưng chưa đủ thời gian. Điều này cũng sẽ khiến cho gạch khi lát xong nếu gặp phải môi trường ẩm ướt sẽ tiếp tục giãn nở.
+ Nguyên nhân 7: Do vữa cán nền khô
Khi thực hiện tưới hồ dầu, vữa cán nền sẽ hút hết. Hoặc hồ dầu tưới quá ít hay để quá lâu. Tất cả đều có thể dẫn đến hiện tượng gạch và vữa cán nền không bám dính. Khi đưa công trình vào sử dụng, nền gạch lát sẽ dễ bị bong và phồng lên.
Cách sửa nền gạch bị phồng
Trên đây là 7 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng gạch nền bị phồng. Vậy khi công trình gặp phải sự cố này phải làm sao? Ngay sau đây sẽ là hướng dẫn về cách xử lý nền nhà bị phồng phù hợp, an toàn cho từng trường hợp:
1/ Cách xử lý nền nhà bị phồng nhưng chưa bong ra
Với trường hợp nền gạch bị phồng rộp những chưa bị bong và chưa vỡ. Thì việc thay thế toàn bộ sàn gạch là điều không cần thiết. Và gia chủ vẫn có thể áp dụng phương pháp xử lý như sau:
Bước 1: Xác định và kiểm tra chính xác các vị trí viên gạch bị phồng. Đồng thời, kiểm tra xem các viên gạch xung quanh có hiện tượng phồng hay không để kịp thời khắc phục triệt để một lần.
Bước 2: Sử dụng mũi khoan có kích thước đường kính nhỏ nhất (thường là loại mũi khoan phi 6). Hãy khoan sâu lên viên gạch đang bị phồng rộp với kích thước 1.5 cm.
Bước 3: Sử dụng bơm hơi để thổi sạch các mùn vữa gạch.
Bước 4: Bơm hóa chất xuống vị trí viên gạch bị phồng nhờ lỗ vừa khoan. Có thể khoan thêm các mũi bên cạnh để bổ sung thêm hóa chất trong trường hợp lỗ khoan đầu tiên không xuống hết. Hóa chất sử dụng có thể là vữa bơm ống gen cáp dự ứng lực hoặc là vữa không co ngót – Sika.
Bước 5: Chờ cho đến khi lượng hóa chất vừa bơm đã khô lại. Thì sử dụng vật liệu xi măng trắng hay xi măng màu tương đồng với màu gạch ở vị trí lỗ khoan để che đi phần mũi khoan.
Bước 6: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt vừa thi công.
2/ Xử lý gạch lát nền bị phồng rộp, nứt vỡ và bong lên
Tình trạng gạch lát nền đã bị vỡ và bong hẳn lên khỏi sàn nhà. Thì giải pháp thực hiện trên sẽ không thể áp dụng được. Mà phương án tối ưu nhất đối với trường hợp này là bắt buộc phải thay thế toàn bộ phần gạch bị phồng rộp, nứt vỡ.
Cách xử lý được thực hiện như sau:
+ Kiểm tra và xác định chính xác toàn bộ các viên gạch bị phồng và vỡ. Bao gồm cả các viên gạch đã bong lên và các viên gạch xung quanh vị trí bị bong. Điều này nhằm đảm bảo không phát sinh bất kỳ vấn đề gì sau khi hoàn thành việc sửa chữa.
+ Sử dụng máy cắt chuyên dụng và cắt theo đường mạch xung quanh các viên gạch đã bị bong.
+ Sử dụng các dụng cụ đục toàn bộ các vị trí gạch đã bị phồng. Chú ý đục sâu xuống nền vữa cũ từ khoảng 3 đến 5 cm.
Chú ý: Áp dụng đúng kỹ thuật về gỡ gạch lát nền nhà không vỡ để đảm bảo không làm hư hỏng các viên gạch ở khu vực xung quanh.
+ Trộn vữa mác 50 và cán nền cho bằng phẳng với nền của các viên gạch cũ.
+ Hòa thêm nước xi măng để đổ lên trên nền vữa. Sau đó tiến hành thi công ốp lát gạch mới
+ Vệ sinh lại toàn bộ vị trí vừa thi công sau đó trét mạch.
Cách phòng tránh gạch nền nhà bị phồng
Để hạn chế và phòng tránh tối đa tình trạng gạch lát nền bị phồng, trong quá trình thi công, thợ cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:
Chú ý kỹ thuật thi công:
+ Đảm bảo kết cấu chịu lực chính cho phần nền nhà cần có độ cứng và bền vững đạt chuẩn
+ Kiểm tra tốt về chất lượng bê tông
+ Khi tiến hành chà ron cần chú ý đảm bảo khoảng cách đều nhau, không nên quá khít. Để tạo điều kiện cho gạch giãn nở.
+ Có thể tiến hành lát vảy rồng ở những khu vực mà chiều rộng của nó nhỏ hơn kích thước của viên gạch. Điều này nhằm tăng chiều rộng các mạch vữa.
Sử dụng các loại keo dán gạch:
Sử dụng các loại keo dán gạch chuyên dụng sẽ giúp hạn chế đáng kể tình trạng nền gạch bị phồng. Bởi các loại keo này có tính chịu nhiệt tốt, ít bị giản nở khi có tác động nhiệt liên tục.
Mặt khác khi lát gạch, tốt nhất là nên dùng loại bay răng cưa. Bởi dụng cụ này giúp cho keo và vữa có thể tiếp xúc và phủ kín đồng đều lên mặt sau của viên gạch. Ngoài ra việc dùng bay răng cưa còn có thể giúp hạn chế được tình trạng gãy gạch ở những khu vực góc cạnh của viên gạch, đồng thời tăng độ kết dính tốt hơn.
Như vậy, trên đây là một số chia sẻ liên quan đến các nguyên nhân gạch lát nền bị phồng rộp, nứt vỡ. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được cho mình giải pháp xử lý hiệu quả và nhanh chóng, phù hợp cho sự cố công trình này.
Xin chào, tôi là Hùng Anh – kỹ sư xây dựng với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề. Chuyên thi công các công trình nhà dân dụng, nhà công sở, làm mái ngói …. Thực hiện sửa chữa – cải tạo nhà cũ, xây dựng các công trình mới theo bản thiết kế hiện đại. Cho mọi không gian đều tối ưu, tiện dụng nhưng vẫn đảm bảo được vẻ đẹp riêng của chúng. Với hi vọng góp phần mang đến cái nhìn mới cho ngành xây dựng. Những chia sẻ của tôi dựa trên kinh nghiệm lâu năm và thực tế nhất. Với hi vọng giúp mọi người hiểu nhiều thông tin về ngành nghề này hơn