Cách gỡ gạch lát nền nhà không vỡ [ Cực kỳ đơn giản, dễ làm ]

Làm sao để phá dỡ gạch lát nền nhà mà không bị vỡ? Khi tình trạng nền nhà của công trình đã bị xuống cấp và mất tính thẩm mỹ nghiêm trọng. Bạn đang muốn cải tạo và thay mới nền gạch cho ngôi nhà của mình. Vậy thì hãy thử áp dụng ngay cách gỡ gạch lát nền nhà không vỡ cực kỳ đơn giản dưới đây. Đảm bảo việc tháo dỡ nhanh chóng, gọn gàng khi tháo dỡ và lát gạch mới.

cách gỡ gạch lát nền nhà không vỡ

Khi nào nên gỡ gạch lát nền?

Nếu chỉ đơn giản là muốn đổi mới hoặc thay thế nền gạch cũ bằng một mẫu thiết kế mới sang trọng hơn, đẹp hơn thì quá đơn giản và chẳng có gì đáng để bàn luận.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp kể cả không muốn thì bạn cũng nên tiến hành cải tạo gạch lát nền. Để đảm bảo tính an toàn cũng như thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình khi sinh sống.

1/ Nền gạch quá cũ, nên thay mới

Sau một thời gian dài và quá lâu, gạch lát nền hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng quá cũ và không còn đảm bảo tính thẩm mỹ. Thậm chí, sau nhiều năm sử dụng bề mặt gạch sẽ có dấu hiệu trơn trượt hơn, hoa văn bị mờ và không còn đẹp mắt nữa.

Thì lúc này, bạn nên tiến hành cải tạo và “thay áo mới” cho nền nhà của mình. Đảm bảo việc mang đến một không gian công trình tươi mới, sáng đẹp và hiện đại hơn.

thay gạch nền nhà

2/ Chất lượng gạch lát bị xuống cấp

Nhiều loại gạch lát nền trước kia được sản xuất với chất lượng không tốt, làm cho khả năng chịu lực ép của gạch kém và độ bền không cao. Do đó mà sau một thời gian sử dụng, nền gạch sẽ có thể xuất hiện tình trạng bị nứt vỡ, cong vênh. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà thậm chí còn gây khó chịu và bất tiện trong quá trình sinh hoạt.

Chính vì vậy, việc gỡ và lát gạch mới chất lượng cao hơn là điều cần thiết mà gia chủ nên thực hiện.

gạch lát nền bị nứt vỡ

3/ Nền gạch bị thấm nước

Thông thường, tình trạng này có thể xảy ra đối với các công trình đã cũ và có nhiều năm xây dựng. Tuy nhiên, hiện tượng nước thấm ngược vào nền gạch vẫn có thể gặp phải đối với một số công trình mới xây do công đoạn làm nền và chống thấm không đạt hiệu quả.

Hiện tượng nước thấm qua các khe gạch làm cho sàn nhà luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này gây nhiều khó chịu cho gia chủ. Hoặc thậm chí nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

gạch nền nhà bị thấm nước

Bởi vậy, đối với các trường hợp thấm nước dưới nền gạch thì việc gỡ gạch lên và cải tạo, nâng cao tính chống thấm là điều cần thiết cho công trình của bạn.

Hướng dẫn cách gỡ gạch lát nền nhà không vỡ

Ngay sau đây sẽ là những hướng dẫn chi tiết về cách gỡ gạch lát nền nhà không vỡ cực kỳ đơn giản, dễ làm:

1/ Chuẩn bị dụng cụ

Trước tiên, việc cần làm là bạn cần dọn dẹp mặt sàn, loại bỏ các vật dụng và đồ dụng hiện có trên bề mặt. Tiến hành vận chuyển các đồ vật có trên sàn như giường, tủ, kệ…

dụng cụ gỡ gạch lát nền

Sau đó, để đảm bảo việc thi công tháo gỡ gạch lát nền nhà được thuận tiện và nhanh chóng nhất. Ta cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như sau:

+ Khoan điện, máy đục.

+ Búa (loại to và loại nhỏ).

+ Đục nhọn.

+ Máy cắt gạch chuyên dụng.

+ Bộ dụng cụ chuyên dụng.

+ Đồ bảo hộ thích hợp

Các dụng cụ và đồ bảo hộ sẽ đảm bảo an toàn cho bạn trong việc thực hiện tháo dỡ gạch tránh khỏi những mảnh gạch vụn bắn lên người, nhất là mắt. Vì thế, trước khi thực hiện gỡ gạch lát nền nhà, bạn nên mặc đồ bảo hộ đầy đủ.

2/ Tiến hành gỡ gạch lát nền

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết thì ta có thể tiến hành gỡ gạch lát nền theo các bước như sau:

Xác định khu vực cần gỡ gạch

Khi bắt đầu gỡ gạch lát nền, ta cần xác định điểm bắt đầu tháo dỡ. Như vậy sẽ giúp việc gỡ gạch lát nền được tiến hành nhanh và dễ dàng hơn:

+ Những viên gạch có dấu hiệu xuống cấp, bị sứt mẻ hoặc nứt vỡ xung quanh ở cạnh, viền của viên gạch

+ Bắt đầu thá gỡ tại một điểm bất kỳ trên nền gạch có phần vữa lỏng lẻo.

+ Nếu không xuất hiện 2 trường hợp như trên thì hãy bắt đầu gỡ với viên gạch ở một đầu của nền nhà.

cách gỡ gạch lát nền nhà

Sử dụng máy khoan

Bắt đầu sử dụng khoan máy và tiến hành khoan sâu xuống nền gạch khoảng 0.5cm tại vị trí trung tâm của viên gạch để viên gạch vỡ vụn ra. Khoan ở phần trung tâm như vậy sẽ giúp việc gạch vỡ đều và từ đó việc khoan, tháo gỡ sẽ nhanh chóng hơn.

cách gỡ gạch lát nền

Dùng búa và dụng cụ đục để đục các mảnh gạch đã vỡ

+ Thực hiện đục vuông góc với sàn nhà và đập búa nhẹ để gạch từ từ bong ra.

+ Sau đó, tiến hành đục nghiêng 45 độ để các mảng gạch bung ra khỏi sàn.

+ Tiến hành đục từ tâm cho đến rìa viên gạch.

phá dỡ gạch nền nhà

3/ Cải tạo nền nhà

Sau khi thực hiện gỡ gạch xong, để đảm bảo độ bền và chất lượng công trình. Ta nên tiến hành cải tạo nền nhà:

+ Quét sạch các mảnh gạch vỡ còn sót lại trên nền nhà

+ Dùng búa và đục để loại bỏ phần vữa còn sót

+ Để lại một lớp keo mỏng ‘nếu cần’

+ Làm mịn bề mặt sàn nhà bằng cách cạo sàn

+ Loại bỏ các phần bụi còn lại

+ Trải một lớp vữa mỏng để cần bằng lại bề mặt nền nhà

+ Thực hiện chống thấm nếu cần thiết.

Sau khi đã hoàn thành các bước như trên thì chúng ta có thể tiến hành sử dụng gạch để lát nền nhà.

gạch lát nền

LƯU Ý: Nếu như bạn không có kinh nghiệm hoặc không biết cách thực hiện. Thì tốt hơn hết là nên thuê dịch vụ cải tạo, sửa nhà giá rẻ chuyên nghiệp, uy tín. Để được hỗ trợ chuẩn xác và đúng kỹ thuật nhất. Tránh ảnh hướng đến kết cấu và chất lượng công trình.

Những lưu ý sau khi thay gạch mới

Khi đã tiến hành lát gạch mới và cải tạo nền gạch xong, để đạt tính thẩm mỹ cũng như độ bền tốt nhất cho sàn gạch. Gia chủ nên lưu ý:

+ Nên tháo giày, dép trước khi đi vào nhà. Nên sử dụng các loại dép dành để đi trong nhà riêng. Nhằm tránh các bụi bẩn hoặc trầy xước nền

+ Sử dụng miếng lót đệm cho các loại chân chống xe đạp, xe máy. Nếu có thể thì nên dùng thêm miếng lót cao su cho chân bàn ghế, chân giường tủ hoặc kệ để đồ.

+ Khi di chuyển các vật dụng trong nhà, ta nên thực hiện nâng chúng lên thay vì kéo lê dưới sàn. Rất dễ làm trầy xước gạch lát nền.

+ Thường xuyên quét dọn, hút bụi và lau sàn nhà.

Như vậy, trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách gỡ gạch lát nền nhà đơn giản, nhanh chóng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải tạo và nâng cao chất lượng công trình.