Mẫu đơn xin xây dựng nhà tạm mới nhất – Không lo bị phạt

Việc chuẩn bị một đơn xin xây dựng nhà tạm đúng quy định là bước đầu tiên vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nội dung, mẫu đơn và thủ tục xin phép xây dựng nhà tạm.

Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp lý và xây dựng, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình, tránh những sai sót không đáng có và tiết kiệm thời gian, công sức. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về đơn xin xây dựng nhà tạm trong bài viết dưới đây!

Nhà tạm là gì?

Trước khi đi tìm hiểu các thông tin đơn xin xây dựng nhà tạm thì chúng ta cần phải nắm được nhà tạm là gì. Nhà tạm là một loại công trình xây dựng được xây dựng trong một khoảng thời gian nhất định để phục vụ cho các mục đích cụ thể. Khác với nhà ở thường xuyên, nhà tạm thường có kết cấu đơn giản hơn, sử dụng vật liệu nhẹ và dễ thi công, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng trong một thời gian ngắn.

Nhà tạm thường được dựng lên trong các trường hợp như thiên tai, di dời dân cư hoặc các dự án xây dựng lớn, nhà tạm được sử dụng để cung cấp nơi ở tạm thời cho người dân.

Trong các công trình xây dựng lớn, nhà tạm được sử dụng làm văn phòng, kho chứa dụng cụ, vật liệu… Hoặc nó sử dụng để cung cấp nơi ăn, ở, nghỉ ngơi cho công nhân làm việc tại công trường. Ngoài ra nó còn có rất nhiều mục đích khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.

nhà tạm

Xây nhà tạm có cần xin phép?

Xây nhà tạm có cần xin phép hay không thì còn tùy thuộc vào quy mô, mục đích sử dụng và vị trí xây dựng nhà tạm mà việc xin phép sẽ khác nhau.

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, việc xây dựng công trình tạm được phân loại thành hai trường hợp:

+ Công trình tạm phục vụ thi công: Loại công trình này thường được xây dựng trong quá trình thi công các công trình lớn hơn như nhà kho chứa vật liệu, văn phòng công trường,… Đối với loại công trình này, thường KHÔNG yêu cầu xin phép xây dựng riêng, miễn là đảm bảo các yêu cầu về an toàn, vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.

+ Công trình tạm phục vụ các mục đích khác: Bao gồm nhà ở tạm, nhà xưởng tạm,… Đối với loại công trình này, tùy thuộc vào quy mô và vị trí xây dựng mà có thể phải xin phép của UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Cụ thể:

  • Không cần xin phép: Nếu công trình tạm có quy mô nhỏ, đơn giản, không ảnh hưởng đến an toàn, trật tự và mỹ quan đô thị, bạn có thể không cần xin phép.
  • Cần xin phép: Nếu công trình tạm có quy mô lớn, phức tạp, nằm trong khu vực có quy hoạch đặc biệt hoặc ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, bạn bắt buộc phải xin phép của UBND cấp có thẩm quyền.

Xây nhà tạm có cần xin giấy phép

Thủ tục xin phép xây dựng nhà tạm gồm những gì?

Thủ tục xin phép xây dựng nhà tạm có thể thay đổi tùy thuộc vào từng địa phương và quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, nhìn chung thủ tục xin phép xây dựng bao gồm các bước sau:

+ Chuẩn bị hồ sơ:

  • Đơn xin phép xây dựng: Viết theo mẫu quy định của địa phương, ghi rõ mục đích xây dựng, vị trí, kích thước công trình.
  • Bản vẽ thiết kế: Bản vẽ đơn giản thể hiện mặt bằng, mặt cắt, kích thước công trình.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: Sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có liên quan khác.
  • Các giấy tờ khác: Có thể yêu cầu thêm các giấy tờ tùy thuộc vào quy định của từng địa phương, như giấy xác nhận về tình hình an toàn phòng cháy chữa cháy, giấy xác nhận về chất lượng vật liệu xây dựng,…

+ Nộp hồ sơ:

Tiếp theo bạn có thể nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà tạm tại ủy ban nhân dân huyện. Khi cơ quan chức năng tiếp nhận và xem xét hồ sơ sẽ có 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu hồ sơ đáp dưng về văn bản, số lượng hồ sơ đầy đủ thì Ủy ban nhân dân huyện lúc này sẽ cấp biên nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ ngày trả kết quả.

Trường hợp 2: Nếu như hồ sơ xin giấy phép xây dựng mà thiếu sai mẫu, sẽ được chuyên viên tại Ủy ban nhân dân quận hướng dẫn bổ sung, sửa đổi theo quy định.

+ Kiểm tra hiện trường:

Sau khi hồ sơ được chấp thuận, cơ quan chức năng sẽ cử cán bộ xuống kiểm tra hiện trường để đối chiếu với hồ sơ đã nộp.

+ Cấp phép:

Nếu hiện trường đáp ứng các yêu cầu, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy phép xây dựng. Và giấy phép xây dựng nhà tạm thường có thời hạn sử dụng nhất định, sau thời hạn này nếu muốn tiếp tục sử dụng, cần phải làm thủ tục gia hạn.

thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tạm

Mẫu đơn xin xây dựng nhà tạm

Dưới đây là mẫu đơn xin xây dựng nhà tạm chi tiết mới nhất hiện nay. Các bạn có thể tham khảo qua để có thể tự làm mẫu đơn này:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

ĐƠN XIN XÂY DỰNG NHÀ TẠM

Kính gửi:…………………………………………………………………………………………………………………………………….

[1] Tên tổ chức, cá nhân:  

– Người đại diện: …………………………………………… Chức vụ:………………………………………………………….

– Địa chỉ liên hệ:………………………………………………………………………………………………………………

– Số nhà: ……………………………………………….. Đường:………………………………………………………………….

– Phường (xã):………………………………………………………………………………………………………………..

– Tỉnh, thành phố:……………………………………………………………………………………………………………

– Số điện thoại:……………………………………………………………………………………………………………….

[2]. Địa điểm xây dựng:

– Lô đất số: ………………………………………………………….. Diện tích: …………. m2……………………………………

– Tại: …………………………………………………………….. đường:…………………………………………………………….

– Phường (xã): ……………………………………………. Quận (huyện):…………………………………………………….

– Tỉnh, thành phố:……………………………………………………………………………………………………………

– Nguồn gốc đất:……………………………………………………………………………………………………………..

[3]. Nội dung xin phép xây dựng tạm:

– Loại công trình: …………………………………….. Cấp công trình:………………………………………………………

– Diện tích xây dựng tầng 1: ………………… m2; tổng diện tích sàn: …………………..m2.

– Chiều cao công trình: ……………………..m; số tầng:…………………………………………………………………..

[4]. Đơn vị hoặc người thiết kế:

– Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………..

– Điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………………..

[5]. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có):

– Địa chỉ: …………………………………….. Điện thoại:………………………………………………………………………

– Giấy phép hành nghề (nếu có): …………………………………. Cấp ngày:…………………………………………….

Phương án phá dỡ (nếu có):……………………………………………………………………………………………….

Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ….. tháng.

Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

………………, ngày…..tháng……năm…..

Người làm đơn

(Ký tên, đóng dấu nếu có)

đơn xin xây dựng nhà tạm

Đó là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về đơn xây dựng nhà tạm. Rất mong những thông tin trên sẽ đem lại hữu ích cho các bạn giúp các bạn có thể hiểu hơn về giấy phép xây nhà tạm.