Hướng dẫn cách lợp mái tôn đúng kỹ thuật đảm bảo bền đẹp

Hiện nay, mái tôn đang trở thành vật liệu lợp mái khá phổ biến đối với mọi nhu cầu xây dựng nhà của người Việt. Bằng sự tiện lợi, giá thành rẻ, bền, đẹp và nhất là khả năng chống nóng mái nhà cho nên tấm lợp tôn được sử dụng rộng rãi từ mái nhà xưởng, nhà kho cho đến các công trình công nghiệp. Tuy nhiên để mái tôn có thể sử dụng được trong thời gian dài và phát huy tối đa ưu điểm thì khâu lợp mái sẽ ảnh hưởng rất lớn. Cùng tìm hiểu cách lợp mái tôn đúng kỹ thuật giúp tăng độ bền và tính thẩm mĩ để phát huy được tối đa công dụng của mái tôn.

Đặc điểm của tôn lợp mái

Các tấm lợp mái tôn kim loại có thể chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt do được làm từ thép hoặc nhôm và các hợp kim của thép hoặc nhôm nhẹ có độ bền cao.

Bạn có thể đưa ra rất nhiều lựa chọn về kiểu dáng, mẫu mã, thiết kế và cả màu sắc để chọn thực hiện cách lợp mái tôn theo thiết kế ngôi nhà của bạn. Tấm lợp mái kim loại có thể làm cho ngôi nhà của bạn có một vẻ đẹp riêng vì nó có thể thay đổi đáng kể diện mạo bên ngoài của một ngôi nhà. Trọng lượng nhẹ của tấm lợp mái tôn là một lợi thế lớn. Tấm lợp mái tôn kim loại nhẹ hơn nhiều so với các vật liệu lợp khác, đặc biệt là so với ngói và mái bê tông, nên đảm bảo cho kết cấu móng hoặc không cần phải gia cố móng nhà cấp 4. Bên cạnh đó, nó có thể dễ dàng vận chuyển và phù hợp hầu hết trong các công trình xây dựng vì có tỉ trọng nhỏ.

tôn lợp mái

Việc lắp đặt, thi công cách lợp mái tôn kim loại nhanh chóng và dễ dàng hơn các vật liệu lợp khác đặt biệt là trong các thiết kế đặc biệt như có đường cong lớn hay dạng sóng. Chúng có thể được lắp đặt trên khung mở, bề mặt rắn hay trên một tòa nhà đã thi công xong.

Các vật liệu lợp thông thường hấp thụ năng lượng từ mặt trời nên sẽ lưu nhiệt ảnh hưởng tới ngôi nhà. Các tấm lợp mái tôn kim loại phản xạ hầu hết các tia nắng mặt trời bao gồm cả các tia UV từ mặt trời và không lưu nhiệt giúp cho ngôi nhà của bạn luôn mát mẻ.

Hướng dẫn cách lợp mái tôn đúng kỹ thuật

Trước khi thực hiện cách lợp mái tôn chống nóng, bạn cần xác định chính xác được bản vẽ chi tiết thiết kế của mái cần lợp, chọn lựa kiểu mái tôn và màu sắc phù hợp. Ngoài việc tính toán chính xác số lượng tôn cần sử dụng để lợp mái theo diện tích mái, bạn cũng cần tính toán số lượng phụ kiện như xà gồ, máng xối, sườn phào, úp nóc và ốp viền, … Cuối cùng là chuẩn bị những dụng cụ thi công, vít lợp mái, ke chống bão mái tôn, dụng cụ vệ sinh mái tôn sau khi thực hiện xong cách lợp mái tôn.

Thi công hoàn thiện hệ khung mái

Dựa vào bản vẽ thiết kế của mái lợp bạn có thể thực hiện cách lợp mái tôn thi công khung mái một cách dễ dàng, tuy nhiên bạn nên lưu ý về cách tính khoảng cách xà gồ, độ dày của xà gồ cũng như tính độ dốc mái sao cho phù hợp với thiết kế của mỗi công trình thi công.

Độ dốc mái thông thường sẽ bằng hoặc lớn hơn 15%.

lắp đặt khung mái tôn

Lắp đặt các viền bao quanh

Sử dụng loại đinh đóng mái 5 – 7cm để cố định viền mái nhà và mái hắt quanh toàn bộ chu vi của mái nhà. Nếu như mái nhà của bạn có máng nước thì khi thực hiện cách lợp mái tôn nên đặt các viền này chồng lên các cạnh của mái. Để cho mái nhà vững chắc thì cách lợp mái tôn chống nóng đúng kỹ thuật là phải đặt các viền mái, mái hắt vào các vị trí chính xác nhất.

lắp đặt viền bao quanh mái

Lắp đặt các tấm lợp mái

Bước tiếp theo trong cách lợp mái tôn đó chính là lắp đặt các tấm lợp lên mái nhà. Nên bắt đầu lợp mái từ đỉnh cao nhất của mái nhà đến phần mép mái. Chú ý là khi lợp tấm đầu tiên bạn cần đặt nó nhô ra khỏi mái ít nhất 3/4 inch và tiếp đến các tấm lợp tiếp theo phải gối lên nhau ít nhất 1 inch vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa chống thấm nước hiệu quả.

Nếu như bạn muốn bịt kín hơn các điểm nối giữa các tấm tôn thì sử dụng hạt silicone hoặc dùng keo silicone đặt lên điểm nối của hai tấm tôn trước khi lợp tấm tôn tiếp theo xuống. Keo này sẽ giúp các điểm nối được siết chặt hơn với nhau, không gây ra dột cho ngôi nhà của bạn.

cách lợp mái tôn

Lắp đặt viền mái, sườn phào và các tấm che khe nối

Các tấm khe che nối này sẽ được đặt lên các khe trên mái tôn với mục đích đó là che đi các vết nối ghép khi thực hiện cách lợp mái tôn. Công dụng của các tấm che này đó là che bụi, che mưa ngấm vào trong nhà hoặc làm hư hại lớp cách nhiệt, đảm bảo tính thẩm mỹ tổng thể cho mái tôn.

Để tránh những sai sót chưa được xử lý trong quá trình thi công cách lợp mái tôn. Sau khi đã hoàn thành quá trình lắp đặt các bạn cần kiểm tra lại toàn bộ mái cả bên trong và bên ngoài. Đồng thời dọn dẹp sạch sẽ tất cả những mạt sắt và đinh vít còn thừa lại. Nếu không đây sẽ chính là những tác nhân làm hư hại mái tôn của bạn nếu như cứ để chúng trong thời gian dài và có thể gây nguy hiểm nếu như di chuyển trên mái để bảo trì, sửa chữa.

hoàn thiện lợp mái tôn

Những lưu ý khi thi công lợp mái tôn

Trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ và khi đưa vật liệu lên mái, tuyệt đối không kéo trượt tấm lợp tránh rủi ro và dẫn đến xước sơn, làm bẩn hoặc hỏng tấm lợp gây mất thẩm mỹ.

– Chỉ tháo bỏ bao bì nilon sau khi tấm lợp đưa vào vị trí cần lợp trên mái thực hiện cách lợp mái tôn.

– Khi bắn vít lợp mái cần lưu ý kỹ thuật bắn vít phải vuông góc với bề mặt tấm lợp (sử dụng vít dài 6cm và vít dài 5cm với những tấm tôn 11 sóng). Dùng lực bắn vít vừa đủ, tránh làm hỏng bề mặt tôn tại vị trí bắn vít.

– Khi bắn vít thưng tường bắn vào múi âm và vuông góc với bề mặt tấm lợp (sử dụng vít dài 4cm).

– Sử dụng xà gồ mái có độ dày tối thiểu khoảng 1,5 mm đối với mái nhà dân dụng. Bạn có thể sử dụng thép hộp sơn màu trắng để góp phần làm tăng tính thẩm mĩ của công trình.

– Khi thực hiện cách lợp mái tôn cắt tấm lợp bằng máy cắt tuyệt đối không để phôi sắt bắn lên mặt tôn có thể làm cháy sơn và dẫn đến gỉ sét mái tôn.

lợp mái tôn

– Khi thi thực hiện cách lợp mái tôn chống nóng bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ mái lợp, nếu không các mạt sắt phát sinh khi bắn vít và các đồ phế thải khác sẽ gây gỉ mái, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ của mái tôn.

– Tuyệt đối không sử dụng các dung dịch tẩy rửa có khả năng mài mòn hay các loại dung môi như dầu thông, xăng, dầu hỏa và các dung môi làm sạch sơn trên bề mạt tấm lợp tôn.

– Trường hợp không sử dụng mái lợp ngay, tấm lợp cần được bảo quản để nơi khô ráo, đặt cách xa nền nhà, không được bóc lớp nilon bên ngoài.