Có thể bạn chưa biết thì trong số các sự cố về công trình xây dựng việc xuất hiện các vết nứt, rạn trên tường trát là vô cùng phổ biết. Điều này đã gây ra không ít những sự khó chịu và hoang mang cho các gia đình. Và tình trạng này chủ yếu xảy ra khi chúng ta chưa nắm được cách trát tường không bị nứt
Khi này các bạn không cần quá lo lắng ngay sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách trát như nào để sau khi đưa vào sử dụng tường sẽ không bị nứt.
Nội dung chính
Trát tường là gì? Trát tường có mấy loại?
Trát tường là một trong nhưng công đoạn quan trọng trong xây dựng dùng các nguyên liệu như bữa để làm phẳng tường và có tác dụng làm đẹp hỗ trợ lớp sơn cũng như có thể bảo vệ cho kết cấu để chống lại các tác động của va đập cơ học sự ăn mòn hóa học, sinh học làm chậm tác động của nhiệt độ cao do lửa cháy
Được biết công tác trát tường được thực hiện sau khi mà đã hoàn thành xong việc lắp đặt mạng dây ngầm và các chi tiết có chỉ định đặt ngầm trong lớp trát cho hệ thống điện
Trát tường có các loại:
Trát tường có 3 loại trát là trát tường 1 lớp, trát tường 2 lớp (tức trát tường lạnh) và trát tường 3 lớp
+Trát tường 1 lớp: cho chiều dày lớp vữa khoảng 1 phân
+ Trát tường 2 lớp: Cho nhiều dày vữa khoảng 1,5 – 2 phân
+ Trát tường 3 lớp: Cho chiều dày vữa khoảng 2,5 – 3 phân. Thường thì đóng vai trò là lớp trát lót, lớp trát đệm, lớp trát ngoài cùng
Thông thường thì kiểu trát tường 1 lớp và 2 lớp là 2 kiểu trát tường phô biến. Nếu như lớp trát 1 lớp giúp tối ưu chi phí thì trát tường 2 lớp mang lại những cải thiện về khả năng chống thấm, hạn chế nứt, cách âm, cách nhiệt tốt
Cách trát tường không bị nứt
Trát tường nếu như không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sau khi chúng ta đưa vào sử dụng. Bởi vấn đề tường nứt gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến kết cấu của công trình. Vậy nguyên nhân trát tường bị nứt là do đâu và cách trát tường không bị nứt như nào?
Nguyên nhân trát tường bị nứt
Để áp dụng được đúng nhất về cách trát tường không bị nứt. Thì ra cần nắm được nguyên nhân gây ra hiện tượng trát tường bị nứt như:
+ Tường xây không được làm sạch trước khi trát. Hoặc là do tỷ lệ xi măng cát măng cát trát tường trộn không đúng, không phù hợp
+ Trong quá trình thi công làm cứng vữa xi măng, việc trộn xi măng và vữa quá lâu vữa bị khô khiến cho độ kết dính bị kém cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vết nứ trên tường bị trát
Cách trát tường nhanh không bị nứt
Để có thể tránh tình trạng tường trát bị nứt xuất hiện thì khi thi công trát tường thì chúng ta nên chú ý đến các bảo dưỡng tường trát theo đúng tiêu chuẩn thi công xây dựng. Và cách trát tường không bị nứt như sau:
1/ Trước khi trát tường
Trước khi thực hiện cách trát tường không bị nứt thì chúng ta cần phải xác định và sử dụng đúng nguyên liệu về cát, xi măng để trộn vữa. Đặc biệt là chúng ta cần phải tiến hành trộn vữa theo đúng tỷ lệ tiêu chuẩn
Chọn và rửa cát trát tường theo đúng cách
Bởi để tường không bị nứt thì yêu cầu chúng ta cần phải lựa chọn loại cát nhỏ, hạt mịn, tương đối đồng đều. Đồng thời cất phải sạch không được lẫn tạp chất
Do đó, khi trát tường, yêu cầu hãy lựa chọn loại cát nhỏ, hạt mịn, tương đối đồng đều. Đồng thời cát phải sạch và không lẫn tạp chất.
Đảm bảo mác vữa trả tường, tỷ lệ xi măng cát trát tường phù hợp
Toàn bộ hồn hợp vữa được dùng để trát tường yêu cầu đảm bảo về độ mịn của phải nhỏ hơn so với loại vữa xây. Như vậy thì cách trát tường không bị nứt mới hiệu quả
Tỷ lệ xi măng cát trong cách trát tường không bị nứt đạt chuẩn sẽ bao gồm:
+ Nếu như dùng xi măng PCB30, cát mịn từ 0,7 – 1,4 có tỷ lệ trộn : 1 bao xi măng : 8 cát : 1,5 nước : 1 phụ gia
+ Nếu như mà dùng xi măng PCB40, cát mịn từ 0,7 – 1,4 thì sẽ có tỷ lệ trộn : 1 bao xi măng : 10,5 cát : 1,5 nước : 1 phụ gia
Áp dụng tỷ lệ xi măng cát trát tường đúng và đủ như vậy sẽ khiến cho tường không bị nứt
Chú ý bề mặt tường trát có mịn và đẹp hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ và chất liệu trộm vữa. Do đó bên cạnh việc sử dụng cát nhỏ, hạt mịn. Hãy lưu ý sử dụng các loại xi măng xây dựng đạt tiêu chuẩn và được đánh giá cao trên thị trường
2/ Tiến hành cách trát tường không bị nứt
Để có thể đảm bảo được quá trình thi công cách trát tường không bị nứt chuẩn, đẹp, phẳng, mịn, đúng kỹ thuật, và không bị nử chúng ta tiền hành như sau:
+ Sau khi xây xong trước khi trát thì chúng ta chuẩn bị vữa. Vữa trát tường trộn theo tỉ lệ 1 : 3
+ Khi này ta chỉ việc lấy thêm một lượng vữa vừa đủ lên bàn xoa và đắp, trát lên tường. Lúc này tay trái cầm bàn xoa và ốp vữa lên tường theo chiều đi lên. Tay trái cầm bay và miết theo đường vữa đi để tránh vữa rơi vãi và lớp vữa bám chắc vào tường hơn
Ở những đoạn tường cao thì bạn cần lấy bay xúc vữa miết và trát lên tường. Cứ thực hiện bước này cho đến khi hết mặt tường
+ Dùng bay trát 1 lớp vữa khô. Lớp vữa khô này rất mỏng
+ Đánh mốc tương 2 bên và trên dưới
+ Dựa vào mốc nếu chỗ nào lõm thì bù vữa vào còn nếu như chỗ nào thừa thì dùng thước gạt vữa sao cho bề mặt của tường phẳng đều nhau. Đồng thời trét thêm vữa cho những chỗ lõm
+ Dùng thước để có thể cán tiếp lượt thứ hai sao cho bề mặt phẳng và đều nhau
+ Dùng bay để xoa và làm mịn mặt phẳng
+ Dùng mút hoặc xốp xoa qua tường để có thể đảm bảo lớp trát được phẳng nhẵn hơn
Đó là cách trát tường không bị nứt. Đây là cách vô cùng đơn giản mà chúng ta có thể thực hiện được. Nhưng nếu như mà bạn không chuyên sâu về cát đá, xi măng cũng như việc trộn vữa thì tốt nhất chúng ta nên nhờ đến thợ trát tường để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của tường sau này
Một số câu hỏi liên quan đến trát tường
Khi trát tường ngoài vấn cách trát tường không bị nứt ra sao thì còn nhiều vấn đề khác khiến chúng ta thắc mắc. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến trát tường:
Trát tường dùng cát gì?
Trát tường bằng cát đen xây dựng sẽ giúp hiệu quả và tốt hơn rất nhiều so với cát vàng. Nhưng nếu như mà bạn vẫn muốn dùng cát vàng để trát tường. Thì yêu cầu hãy đảm bảo modul của nó thường sẽ ML từ 0,7 – 1,4. Với thông số này khi trát lên tường sẽ tạo bề mặt tượng mịn không gây hiện tượng gồ ghề
Ngoài ra có thể tùy thuộc vào tài chính kinh tế của mình mà bạn có thể lựa chọn loại cat với mức giá phù hợp nhất
Trát tường xong có cần tưới nước không?
Sau như mà bề mặt tường trát xong thì chúng ta cần phải tưới nước. Hạn chế để mặt tường trát tiếp xúc nhiều nắng trong hai ba ngày đầu. Bằng cách phun nước để có thể tạo độ ẩm cần thiết cho bề mặt tường trát sau vài ngày
Đặc biệt là vào những ngày nắng hoặc thời tiết hanh khô. Thời gian bảo dưỡng thông thường sẽ là từ 3 – 5 ngày đầu. Ngoài ra bạn cũng có thể kéo dài thời gian này tùy vào điều kiện thời tiết và tình trang của bề mặt tường
Trát tường bao lâu thì sơn được?
Trát tường sau bao nhiêu ngày thì sơn được thì tùy thuộc vào mùa và thời tiết. Nhưng nên để cho khô rồi sơn. Thông thường thời xây nhà hoàn thiện vào mua hanh khô để có thể thực hiện sơn nhà sau vài ngày. Thậm chí chỉ từ 2 – 3 ngày sau khi trát xong là có thể sơn được
Với thời tiết nắng nóng khô quá không nên thi công vì sơn thì cần phải có thời gian nhất định để có thể thấm và có thể bám dính bề mặt. Nhiệt độ quá cao > 40 độ cũng không nên sơn sẽ làm dùng môi bay nhanh dẫn đến màng sơn bong tróc và dễ rạn nứt
Còn nếu như mà đối với thời tiết nồm ẩm quá cao cũng không nên sơn luôn vì như vậy sẽ khiến cho công trình sẽ lâu khô thì khả năng ngấm ẩm và bong tróc cao. Với thời tiết mưa hay nồm ẩm có thể phải chờ đến 2 – 3 tháng để có thể sơn nhà
Và để có thể sơn sau khi trát tường được tốt nhất thì chúng ta cần dựa vào thời tiết thuận lợi nhất để có thể thi công với nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C. Độ ẩm môi trường khoảng 80% khô ráo liên tục thì khoảng 21 – 28 ngày sau khi trát xong tường nhà sẽ sơn được. Hoặc nếu như nhiệt độ cao hơn là khoảng 14 ngày
Trát tường dày bao nhiêu?
Chiều dày lớp vữa còn phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ độ phẳng của nền trát. Tùy vào loại kết cấu loại vữa và phương pháp thi công tô. Chiều dày lớp tường dày từ 10 – 12 mm.
Chiều dày trát tường không nên quá 12mm. Khi trát chất lượng cao không quá 15mm và chất lượng sẽ đặc biệt cao không quá 20mm. Chiều dày của mỗi lớp vữa không nên vượt quá 8mm. Khi tô dày hơn 8mm thì chúng ta cần phải tô thành hai hoặc nhiều lớp. Trong trường hợp nếu như mà sử dụng vữa vôi hoặc vữa tam hợp. Thì chiều dày của mỗi lớp vữa bắt buộc phải nằm trong khoảng từ 5 – 8mm.
Khi mà tô nhiều lớp thì chúng ta nên kẻ mặt trát thành các ô quả trám để có thể tăng độ bám dính cho các lớp trát tiếp theo. Ô trám sẽ có các cạnh khoảng 60mm, chúng ta vạch sâu từ 2 – 3mm. Tường sau khi trát được 4 – 6 tiếng thì chúng ta cần tưới nước để bảo dưỡng
|Xem thêm: Cách xử lý tường bị nứt
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách trát tường không bị nứt. Rất mong những thông tin đó sẽ đem đến hữu ích cho bạn. Giúp các bạn có thể trát tường được đúng kỹ thuật không bị nứt
Xin chào, tôi là Hùng Anh – kỹ sư xây dựng với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề. Chuyên thi công các công trình nhà dân dụng, nhà công sở, làm mái ngói …. Thực hiện sửa chữa – cải tạo nhà cũ, xây dựng các công trình mới theo bản thiết kế hiện đại. Cho mọi không gian đều tối ưu, tiện dụng nhưng vẫn đảm bảo được vẻ đẹp riêng của chúng. Với hi vọng góp phần mang đến cái nhìn mới cho ngành xây dựng. Những chia sẻ của tôi dựa trên kinh nghiệm lâu năm và thực tế nhất. Với hi vọng giúp mọi người hiểu nhiều thông tin về ngành nghề này hơn