Hiện tượng trần nhà bị nhỏ nước, thấm nước khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng lại chưa biết xử lý như thế nào? Hoặc thậm đã áp dụng một vài biện pháp khắc phục nhưng vẫn không đạt hiệu quả và dễ tái phát lại. Đừng lo lắng! Hãy áp dụng ngay các cách xử lý trần nhà bị dột triệt để ngay sau đây. Đảm bảo không lo tái phát.
Nội dung chính
Trần nhà bị nhỏ nước – Nguyên nhân do đâu?
Trần nhà bị nhỏ nước có lẽ là một hiện tượng khá phổ biến. Đặc biệt thường gặp ở những công trình đã đi vào sử dụng sau 1 thời gian.
Dấu hiệu trần nhà bị thấm dột ban đầu chỉ là một vài vị trí bị ẩm ướt với các vết loang ẩm mốc. Lâu dần hơi nước này ứ động và gây nên tình trạng trần nhà bị nhỏ nước. Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn vào những ngày thời tiết mưa hoặc có độ ẩm cao.
Vậy nguyên nhân trần nhà bị thấm nước là do đâu? Dưới đây sẽ là các yếu tố phổ biến dẫn đến sự cố này trong các công trình xây dựng:
+ Trong quá trình xây dựng đã không thi công và xử lý triệt để khả năng thoát nước cho sân thượng. Dẫn đến nước mưa khó thoát đi và bị ứ đọn, lâu dần gây ra thấm dột trần nhà
+ Việc thi công đổ bê tông trần không đảm bảo chất lượng, kỹ thuật hoặc bảo dưỡng bê tông kém. Điều này dẫn đến bê tông bị co ngót do thường xuyên phải tiếp xúc với nắng, mưa. Làm cho bề mặt sân thượng bị nứt chân chim. Từ đó khi mưa, nước sẽ ngấm vào khe nứt đó và lâu dần gây thấm dột trần.
+ Nguyên nhân trần nhà bị nhỏ nước đôi khi cũng có thể là do sự thay đổi cấu trúc vật liệu bao quanh sân thượng. Ví dụ như phần nền móng của công trình không đảm bảo chất lượng hay là móng nhà bị lún dẫn tới là cấu trúc dầm, cột sẽ bị lún theo và xuất hiện các vết nứt, gây thấm dột
Trần nhà bị thấm nước gây hậu quả gì?
Sự cố trần nhà bị nhỏ nước, rỉ nước, thấm dột chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả và ảnh hưởng lớn đến công trình cũng như là cuộc sống sinh hoạt của con người.
+ Trần nhà bị ẩm mốc: Tình trạng thấm nước trần nhà lâu dần sẽ tạo nên các vết loang, ẩm mốc, tạo cơ hội cho rong rêu bám vào. Điều này không chỉ gây mất tính thẩm mỹ mà nguy hiểm hơn đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây mùi hôi khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong gia đình.
+ Trần nhà bị ố vàng: Khi trần nhà bị ngấm nước sẽ rất dễ xuất hiện các vết ố vàng, chân chim, ở la phong, góc tường.
+ Trần nhà bị nứt: Một trong những nguyên nhân gây trần nhà bị nhỏ nước là do sự xuất hiện của các vết nứt, rãnh nứt. Ban đầu sẽ chỉ là những vết nứt nhỏ, thấm nước lâu dần chắc chắn sẽ khiến cho vữa tường bị bở, dễ bong tróc và khiến cho các vết nứt ngày càng to hơn, nứt dài hơn và nhiều hơn.
+ Giảm tuổi thọ công trình: Nếu tình trạng thấm nước không được xử lý sớm, để lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng nước liên tục bị nhỏ xuống sàn ngay cả khi không mưa. Nếu chẳng may nước trần nhà rỉ vào các thiết bị sử dụng điện như ổ cắm, công tắc,…sẽ dễ làm chập cháy điện gây nguy hiểm tính mạng. Bên cạnh đó, sự cố này không giải quyết triệt để có thể phá vỡ toàn bộ kết cấu trong căn nhà.
Cách xử lý trần nhà bị dột triệt để
Đối với trường hợp trần nhà bị rỉ nước, thấm nước do các vết nứt. Thì để đạt hiệu quả triệt để nhất, điều đầu tiên chúng ta cần làm là xử lý các vết nứt đó.
>> Xem chi tiết: Cách xử lý tường bị nứt
Sau đó, cách xử lý trần bị dột, bị nhỏ nước sẽ được áp dụng theo 1 trong 3 cách thực hiện như sau:
1/ Sử dụng keo chống thấm
Biện pháp chống thấm an toàn, đơn giản, tiết kiệm chi phí nhất mà nhiều người áp dụng khi trần nhà gặp tình trạng bị thấm dột chính là sử dụng các loại keo chống thấm chuyên dụng.
Một số loại keo chống thấm tốt nhất hiện nay có thể kể đến là: Keo chống thấm AS – 4001SG, keo chống thấm Neomax 820, Keo chống thấm Silicone, Keo chống thấm Acrylic, Keo chống thấm RTV, Keo chống thấm Polyurethane…
Cách khắc phục trần nhà bị thấm nước bằng keo chống thấm được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết
Chuẩn bị vật liệu thi công cần thiết bao gồm: Chổi, Bay, Bàn chải sắt, Máy đục, máy bài, máy thổi bụi, máy khoan, Kim bơm keo, Phễu rót, Máy bơm keo Epoxy, Keo chống thấm trần nhà, Keo trám SL 1401
Bước 2: Vệ sinh trần nhà
Trước tiên chúng ta cần phải vệ sinh sạch sẽ trần nhà nhằm đảm bảo độ bám dính của keo sẽ tốt hơn.
+ Khoanh vùng các vết nứt trên trần nhờ máy mài chà
+ Dùng máy thổi bụi, chổi, bàn chải sắt để thổi sạch các bụi bẩn bám trên các vết nứt. Vệ sinh sạch các vết ố vàng, ẩm mốc, rong rêu bám vào
+ Đánh dấu các vết nứt lại để dễ xử lý
+ Thực hiện khoan gắn kim bơm vào những vị trí trọng yếu
Bước 3: Tiến hành khoan và gắn kim bơm keo
Tiến hành khoan vào những vị trí vết nứt đã được đánh dấu. Mỗi lỗ khoan cách nhau khoảng từ 15 – 20 cm. Đảm bảo khoan xuyên qua vết nứt rồi sử dụng kim bơm keo đặt vào đúng những vị trí lỗ khoan và siết chặt lại.
Dùng keo SL 1401 trám dọc hết các vết nứt. Chờ khoảng 30 phút để keo được khô.
Bước 4: Bơm keo chống thấm cho trần nhà
Mỗi loại keo chống thấm sẽ có cách pha trộn khác nhau. Chính vì thế khi tiến hành thi công, bạn nên xem hướng dẫn sử dụng trên bao bì để trộn keo cho đúng tỷ lệ. Sau đó, gắn máy bơm vào kim bơm rồi thực hiện bơm keo vào các vết nứt. Bơm đến khi nào không thể bơm keo vào được nữa thì dừng.
Quan sát, nếu thấy keo đã khô thì tiến hành tháo kim bơm keo ra. Để trám những lỗ khoan, có thể sử dụng các chất phụ gia là sika latex. Sau đó, vệ sinh lại toàn bộ khu vực sửa chữa.
2/ Dùng sika để xử lý trần nhà bị nhỏ nước
Sử dụng Sika để xử lý trần nhà bị thấm nước là một trong những phương pháp mà những người thợ thường dùng nhất. Với ưu điểm vượt trội là cho khả năng chống thấm tốt, độ bền cao lên đến hàng chục năm. Chính vì vậy mà đây được xem là giải pháp vừa đáng tin cậy, vừa dễ dàng xử lý.
Cách thực hiện:
+ Bước 1: Chuẩn bị 1 bao xi măng và 1 can sika
+ Bước 2: Phá bỏ lớp vữa cũ đến nền bê tông
+ Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt
+ Bước 4: Trộn sika + nước theo tỷ lệ 1:1 và cho xi măng vào sau. Hỗn hợp thu lại ta gọi là hồ dầu
+ Bước 5: Tưới ẩm lên vết nứt và quét hồ dầu vào vết nứt
+ Bước 6: Sau 1 tiếng lớp hồ dầu khô ta lại tiến hành tưới nước dưỡng ẩm
+ Bước 7: Trám lại bằng lớp vữa chống thấm (vữa này dùng Sika + cát + xi măng)
3/ Dùng chất chống thấm CT-11A
CT-11A Plus Sàn là một chất chống thấm cao cấp được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Sản phẩm có khả năng chống chịu nước hiệu quả. Chống mài mòn và có khả năng liên kết với bê tông cực kỳ tốt.
Chình vì vậy mà việc sử dụng chất chống thấm CT-11A để xử lý trần nhà bị ngấm nước là sự lựa chọn hoàn hảo được nhiều người áp dụng với độ bền có thể lên đến 10 – 15 năm.
Cách xử lý trần nhà bị nhỏ nước bằng chất chống CT-11A được thực hiện gồm 2 bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh trần nhà
Loại bỏ hết các bụi bẩn, rêu mốc hoặc là những lớp xi măng, lớp sơn bị nứt, bong tróc. Càng làm sạch bao nhiêu thì hiệu quả chống thấm sẽ càng tốt bấy nhiêu
Bước 2: Thực hiện phủ CT-11A chống thấm cho trần nhà
+ Trước tiên, trộn hỗn hợp xi măng và nước theo tỉ lệ 1:0,5 (1kg xi măng với 0.5l nước)
+ Trộn hỗn hợp trên cùng với 1kg CT-11A. Khuấy thật kỹ cho hỗn hợp được hòa tan vào nhau.
+ Tiếp theo, phủ từ 2 – 3 lớp hỗn hợp vừa pha vào vị trí trần nhà bị rỉ nước, thấm dột. Cứ khoảng 6 – 8 giờ bạn có thể phủ 1 lớp.
Lưu ý: Một lưu ý nhỏ khi xử lý trần nhà bị dột theo phương pháp này là phải đợi cho lớp cuối cùng khô hoàn toàn rồi mới tiến hành phủ lớp sơn lên trên bề mặt nhé!
Những lưu ý khi khắc phục trần nhà bị thấm nước
Để các giải pháp chống thấm và khắc phục trần nhà bị thấm nước phát huy tác dụng tuyệt đối và tốt nhất, bạn cần lưu ý một vài điều như sau:
+ Hãy đảm bảo hệ thống thoát nước trên sân mái được tốt và không có tình trạng bị ứ đọng nước
+ Trường hợp nếu có lát gạch trên sân thượng thì nên sử dụng các loại gạch chống trơn trượt, kích thước nhỏ và gạch có thành phần thấm hút nước tốt.
+ Ngoài những cách xử lý trần nhà bị nhỏ nước, thấm nước như trên gia chủ có thể áp dụng phương pháp ốp lam cho công trình để ngăn chặn triệt để tình trạng nước xâm nhập
+ Nếu như không chắc chắn rằng việc tự thi công của mình được đúng cách và an toàn. Thì tốt hơn hết là bạn nên liên hệ tới dịch vụ cải tạo, sửa chữa nhà uy tín để được hỗ trợ xử lý.
Trên đây là các cách xử lý trần nhà bị nhỏ nước hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được phương pháp chống thấm trần nhà hiệu quả nhất, cũng như khắc phục được triệt để tình trạng thấm dột cho công trình của mình.
Xin chào, tôi là Hùng Anh – kỹ sư xây dựng với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề. Chuyên thi công các công trình nhà dân dụng, nhà công sở, làm mái ngói …. Thực hiện sửa chữa – cải tạo nhà cũ, xây dựng các công trình mới theo bản thiết kế hiện đại. Cho mọi không gian đều tối ưu, tiện dụng nhưng vẫn đảm bảo được vẻ đẹp riêng của chúng. Với hi vọng góp phần mang đến cái nhìn mới cho ngành xây dựng. Những chia sẻ của tôi dựa trên kinh nghiệm lâu năm và thực tế nhất. Với hi vọng giúp mọi người hiểu nhiều thông tin về ngành nghề này hơn