Hiện nay, kính tế của người dân ngày càng tăng cao những căn hộ, ngôi nhà cao tầng đang được mọc lên khá nhiều và cầu thang trong nhà không chỉ là phương tiện để di chuyển từ tầng này đến tầng khác mà còn là nơi để trang trí cải tạo và tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
Với mỗi không gian khác nhau sẽ sử dụng các loại cầu thang khác nhau có cấu tạo và hình dáng cũng như kích thước phù hợp. Sau đây chia sẻ cho các bạn cách tính chia bậc cầu thang theo mét dài, để giúp bạn có một thiết kế cầu thang hợp lý, đẹp và sang trọng trong chính ngôi nhà của mình.
Nội dung chính
Tại sao phải chia bậc cầu thang?
Nhiều hộ gia đình thường không quá quan tâm tới cách tính bậc cầu thang khi xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, cách tính chia bậc cầu thang nhằm tạo nên sự hợp lý cân đối và vẻ đẹp trong thiết kế nhà đang được chú ý quan tâm. Cho nên cách tính chia bậc cầu thang, thiết kế cầu thang phải đảm bảo các nguyên tắc trong thiết kế về kích thước, hướng bố trí, tính thẩm mỹ của cầu thang. Đây là các yếu tố góp phần tăng điểm nhấn và tính hoàn thiện cho không gian ngôi nhà của bạn.
Nếu như chúng ta bỏ qua cách tính toán chia bậc cầu thang trong thiết kế, sẽ dẫn đến những trường hợp:
-
- Các bậc cầu thang cao thấp không đều, quá cao hoặc quá thấp đều sẽ gây khó chịu cho mỗi lần bước. Ảnh hưởng đến di chuyển và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
- Mặt bậc quá hẹp hoặc quá rộng so với chiều cao của bậc, gây cảm giác hụt chân, khó chịu. Không gian trong nhà sẽ bị đảo lộn và mất cân đối hoặc gây ra nhiều cản trở không đáng có
- Số bậc phạm vào các cung xấu trong phong thủy sẽ gây cho chủ nhà gặp nhiều tai ương đó là xét theo yếu tố phong thủy.
Hướng dẫn chia bậc cầu thang
Cách chia bậc cầu thang lượn
Nếu như diện tích gia đình bạn đủ rộng kèm với suy nghĩ muốn cho căn hộ của bản trở nên đẹp hơn, phong cách cuốn hút hơn thì chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cầu thang xoắn ốc
Không chỉ là cầu thang xoắn ốc mà các cầu thang khác đều nên tuân theo nguyên tắc này:
- Phải đảm bảo sự thoải mái về chiều rộng và độ cao cho người dùng
- Cầu thang hứng đủ ánh sáng để không làm người dùng khó khăn khi di chuyển
- Đảm bảo kết cấu sao cho cân đối với căn nhà
- Đảm bảo được yếu tố phong thủy và tài vận cho căn hộ
Dưới đây là ví dụ cho cách chia bậc cầu thang lượn có kích thước chuẩn:
- Chiều cao cầu thang 2700 mm
- Đường kính của cầu thang 2000 mm
- Đường kính bên trong 100 mm
- Số bậc thường là 11
- Các góc quay thang 450°
- Chiều dày của các bước 50 mm
- Chiều dầy cổ bậc 245 mm
- Góc bước 40.9°
- Chiều rộng của bậc thang 950 mm
Bổ sung quy mô các bước:
- Bước rộng khoảng 700 mm
- Chiều rộng của giai đoạn phôi 746 mm
Độ dốc của cầu thang được tính dựa trên công thức:
2h + b = 60 cm
Trong đó h là chiều cao bậc, b là chiều rộng bậc
Cách tính chia bậc cầu thang nhà ống
Cách tính chia bậc cầu thang nhà ống kích thước cầu thang phải phù hợp với tiêu chuẩn và chiều cao của lan can. Tuyệt đối không được thấp hơn 90cm để đảm bảo an toàn trong khi di chuyển. Nhiều nhà ống thường thiết kế tay vịn cầu thang cao tầm 1.1m để tránh hiện tượng rơi ngã, đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ hiếu động hoặc thú nuôi.
Đối với các mẫu cầu thang gấp khúc thường thiết kế thêm chiếu nghỉ giúp bạn có thể nghỉ chân tránh mệt mỏi khi di chuyển lên các tầng trên. Thông thường cứ vào khoảng 11 bậc cầu thang sẽ có 1 chiếu nghỉ. Chiều rộng của chúng sẽ không nhỏ hơn chiều rộng của bậc cầu thang và sẽ có kích thước phổ biến là 90cm.
Cách chia bậc cầu thang vuông
Cách tính chia bậc cầu thang vuông có độ dốc cầu thang sẽ dựa vào tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Thông thường chiều cao của bậc cầu thang vuông trong gia đình sẽ khoảng từ 14cm đến 20cm, tương ứng với độ dốc từ 20 độ đến 45 độ. Thông thường độ dốc khoa học của cầu thang là từ 33 đến 36 độ.
Độ rộng vế thang của cầu thang vuông để một người có thể đi lại thoải mái là khoảng 60cm. Độ rộng của thang này hay được dùng cho những mẫu phòng trọ thiết kế gác xép. Với những công trình xây dựng dân dụng, thì chiều rộng của một vế thang tối thiểu là khoảng 90cm.
Chiều rộng mặt bậc thang tức là diện tích tiếp xúc của bàn chân với mặt bậc thang. Cách tính chia bậc cầu thang chiều rộng của mặt bậc tối thiểu là 25cm và tối đa là 30cm. Nếu chiều rộng của bậc thang quá lớn, sẽ ảnh hướng đến sự cân đối chiều dài của thang và độ dốc của thang.
Độ cao của cổ bậc trong khoảng dao động từ 15cm đến 18cm thì sẽ đảm bảo cho 1 người bước lên bước xuống thoải mái nhất có thể. Nếu thiết kế cổ bậc thang cao hơn 18cm thì dễ dẫn đến việc khó di chuyển cầu thang, mệt mỏi hoặc dễ trượt chân ngã cầu thang.
Cách tính chia bậc cầu thang về độ cao của lan can và tay vịn cầu thang an toàn cho cả người lớn và trẻ em hiện nay được quy định là 1,1m. Độ cao tối thiểu phải đạt được là 85cm đến 90cm.
Với cách tính chia bậc cầu thang kích thước chiều rộng như thế này mới đảm bảo cho việc đi lại và di chuyển trong gia đình được thuận tiện và tiện lợi, hoặc những lúc vận chuyển đồ đạc lên xuống tầng được thoải mái hơn.
Nguyên tắc chia bậc cầu thang
Không chỉ là tạo lối lên tầng, cầu thang còn được thiết kế nhằm tạo dáng cho căn nhà. Cầu thang là một trong những chi tiết quan trọng góp phần làm đẹp thêm nội thất của mỗi ngôi nhà. Vậy nên nguyên tắc cách chia bậc cầu thang cần đảm bảo về các yếu tố:
+ Độ rộng phải hợp lý phù hợp với diện tích và không gian đặt cầu thang. Độ rộng của cầu thang phải đảm bảo cho người đi thấy thoải mái, do đó thường bố trí từ 75 – 120cm. Độ rộng trung bình của bậc thang nhà ở là 24 – 27cm, do đó chiều cao của bậc thang thường là 16 – 19cm.
+ Theo như quan điểm của người Phương Đông, số bậc thang nên rơi vào số Sinh trong (Sinh – Lão – Bệnh – Tử). Do đó, bậc cầu thang thường rơi vào các số theo công thức 4n + 1 như là 13,17,21,25… với mong muốn luôn mang lại sức khoẻ, may mắn, tài lộc cho gia chủ.
+ Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cách tính chia bậc cầu thang.
Công thức tính chia bậc cầu thang
Công thức cách tính chia bậc cầu thang thường được xác định theo cách sau:
Chia bậc cầu thang theo chiều cao tầng
Cách tính chia bậc cầu thang theo cách này ta có công thức sau:
Số bậc cầu thang = Chiều cao của tầng : Chiều cao bậc thang
Với cách tính chia bậc cầu thang kích thước bậc cầu thang phù hợp nhất thường là 15cm – 18cm. Chúng ta hoàn toàn có thể lấy luôn chiều cao này để có thể áp dụng vào kết quả. Tuy nhiên, khi làm tròn kết quả, số bậc cầu thang nên lấy sao cho phù hợp để mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình cũng như tránh những xui rủi không đáng có.
Trong các công trình cơ cấu, chiều cao của bậc thang trong ngôi nhà thường dùng là 14cm – 20cm, tương ứng với độ dốc vào hồi 20 – 450. Độ cao tương đối hợp lý của bậc thang là 15cm – 18cm và chiều rộng là 24cm – 30cm.
Trong trường hợp làm cầu thang bộ trong nhà có người qua lại không nhiều, gia chủ có thể cân nhắc làm bậc thang dốc một chút nhưng vẫn đảm bảo h/b = 170/260 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang, b là chiều rộng bậc thang), độ dốc bằng 330, có khi có thể đạt tới h/b = 175/250 mm, độ dốc bằng 350. Trong một số trường hợp đặc biệt hơn, độ dốc có thể là 450, h/b = 200/200 mm
Chia bậc cầu thang theo mét dài
Đầu tiên là chiều dài và chiều rộng cầu thang phải được tính toán dựa trên độ cao của tầng. Dưới đây là ba công thức cơ bản về cách tính chia bậc cầu thang có thể dùng để xác định tỷ lệ của bậc thang.
-
- Chiều cao x chiều rộng: 70 đến 75 in – xơ
- Chiều cao x chiều rộng : 17 đến 17 1/2 in – xơ
- Chiều cao x chiều rộng : 24 đến 25 in – xơ
Từ số đo của các bậc thang mà ta có thể tính toán được chiều dài tổng thể của cầu thang. Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m. Còn chiều cao của một bậc cầu thang thì rơi vào khoảng 150 – 180 mm, bề rộng mặt cầu thang tương ứng khoảng 240 – 300 mm.
Đây là những kích thước tiêu chuẩn của cầu thang, đảm bảo người dùng đi lại thoải mái, không bị mất sức. Ngoài ra còn mang lại tài vận tốt đẹp cho gia chủ.
Xin chào, tôi là Hùng Anh – kỹ sư xây dựng với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề. Chuyên thi công các công trình nhà dân dụng, nhà công sở, làm mái ngói …. Thực hiện sửa chữa – cải tạo nhà cũ, xây dựng các công trình mới theo bản thiết kế hiện đại. Cho mọi không gian đều tối ưu, tiện dụng nhưng vẫn đảm bảo được vẻ đẹp riêng của chúng. Với hi vọng góp phần mang đến cái nhìn mới cho ngành xây dựng. Những chia sẻ của tôi dựa trên kinh nghiệm lâu năm và thực tế nhất. Với hi vọng giúp mọi người hiểu nhiều thông tin về ngành nghề này hơn