Nhà cấp 4 3 gian có thể hiểu nôm na là nhà có 3 gian (3 căn phòng), giữa là gian phòng chính, 2 bên là gian phòng phụ. Nhà ba gian rất phổ biến tại các làng quê Việt Nam xưa kia, là 1 trong những thiết kế điển hình của phong cách Á Đông nói chung và kiến trúc Việt Nam nói riêng. Nhiều căn nhà 3 gian cổ ở nông thôn đang dần được thay thế bởi các ngôi nhà bê tông do không còn phù hợp với nhu cầu trong cuộc sống hiện đại. Chính vì thế việc cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian trở lên được quan tâm hơn cả với mong muốn vẫn giữ nguyên nét truyền thống.
Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thiết kế nhà truyền thống này và phương hướng cải tạo nhà 3 gian cũ tốt nhất cùng chúng tôi.
Nội dung chính
Những điều cần biết trước khi cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian
Trước khi quyết định phương án cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian hợp lý, gia chủ cần lưu ý 7 điểm sau:
Đặc điểm chính của nhà 3 gian
Thứ nhất, bạn phải nắm được những đặc điểm chính của nhà 3 gian. Đầu tiên bạn cần phải nắm được những thông tìn về ngôi nhà như: tuổi của ngôi nhà, kết cấu, vật liệu cấu tạo, hệ thống điện nước cũng như mong muốn của bạn như thế nào.
- Khả năng chịu lực: kết cấu chịu lực nhà 3 gian thường bằng gạch hoặc gỗ, một số ít dựng cột bê tông.
- Tường bao che và tường ngăn: thường bằng gạch (tường 22 hoặc 11 cm) hoặc mái tôn…
- Đặc điểm mái: thường bằng ngói hoặc proximăng, gần đây người ta chuộng mái thái hình chữ A.
- Diện tích sử dụng, mục này cần khảo sát bởi mỗi nhà 3 gian có một diện tích sử dụng riêng không giống nhau.
Cần khảo sát, thiết kế công năng sử dụng
Nhà 3 gian ngày nay có thể sửa chữa theo phong cách hiện đại, đầy đủ tiện nghi và công năng sử dụng. Đối với nhà có diện tích nhỏ, chúng ta bố trí nội thất phù hợp hơn. Tối ưu diện tích sử dụng cho nhu cầu cần thiết nhất như ăn, ngủ giảm bớt của nghỉ, chơi…
Phân tích xem vùng nào cần cải tạo nhà cấp 4 mái ngói
Thông thường, nói đến việc nâng cấp bạn sẽ nghĩ ngay đến việc thay mới những đồ nội thất và các đồ dùng trong nhà. Tuy nhiên, việc đầu tiên nên làm đó là hãy quan sát các bức tường của nhà bạn. Rất có thể bạn phải thay thế các tấm ốp tường, trám vá các chỗ tường lõm, nâng cấp màu sơn tường. Bạn nên tập trung cho việc nâng cấp chính căn nhà và tránh lãng phí cho các đồ dùng trong nhà của bạn.
Quan tâm đến từng chi tiết trong nhà
Bạn nên lướt qua các tờ tạp chí, website yêu thích về kiến trúc nhà cửa; hoặc ghé thăm một vài trang chủ để tham khảo và tìm kiếm các thông tin về những chi tiết nhà cửa hiện đại. Chẳng hạn, các chi tiết đơn giản như công tắc đèn ố vàng có thể cần thiết thay thế. Thay đổi chúng thành màu trắng hoặc một màu sắc nhã nhặn sẽ mang đến vẻ hiện đại và mới mẻ cho căn phòng của bạn.
Quan tâm đến ánh sáng
Thiết bị chiếu sáng trong nhà thường bị lỗi thời, hư hỏng do sử dụng lâu ngày. Nâng cấp trần, chân đèn và các thiết bị trong phòng sẽ làm mới không gian của bạn và có thể mang đến hiệu suất chiếu sáng tốt hơn. Những thiết bị chiếu sáng có thể được giảm bớt, hoặc thậm chí được thay thế hoàn toàn bằng ánh sáng tự nhiên. Chẳng hạn như bạn có thể mở thêm các cửa sổ trần; hoặc mở thêm các lỗ thu nắng vào trong những vùng tối của căn nhà.
Chú ý đến các loại vật liệu
Vật liệu lát sàn, giấy dán tường, quầy bếp, chậu rửa bát, bồn tắm là những thứ dễ bị cũ kỹ khi sử dụng trong thời gian dài. Những vật dụng này thường được chọn với các kiểu dáng và màu sắc phù hợp với thời điểm bạn xây nhà. Vì vậy chúng làm căn nhà của bạn trông có vẻ cũ hơn những gì bạn mong muốn thì bạn nên thay thế chúng.
Bên cạnh đó, bạn có thể thay thế những tấm thảm nếu chúng bị hư hỏng, bạc màu hoặc màu sắc bị lỗi thời. Các loại giấy dán tường cũ kỹ lâu ngày cũng cần được bỏ đi và thay vào đó loại giấy dán hoặc sơn phủ mang phong cách hiện đại. Ngoài việc dùng giấy dán hoặc sơn tường; bạn có thể dùng ngay những bức tường gạch để tạo sự nổi bật rõ rệt cho căn phòng khi được làm sạch và trang trí hợp lý. Với các thiết bị trong phòng bếp và phòng tắm đã cũ. Bạn nên sơn lại bằng các màu sắc trung tính vì các màu này sẽ làm chúng khó bị phát hiện ra là đã bị dùng lâu. Bạn cũng nên sơn lại các mặt quầy và tủ đa năng nhằm tiết kiệm cho việc sửa sang lại phòng bếp.
Cải tạo nhà 3 gian xưa giữ nguyên phong cách
Nói theo cách khác là để hạn chế sự tác động vào các kết cấu chịu lực của căn nhà. Khi cải tạo nhà chúng ta nên giữ nguyên phong cách có sẵn, chỉ thay đổi một số đồ đạc nội thất cũng những đồ decor. Chúng ta không nên lặp lại một cách thái quá. Gương và bóng đèn trong phòng khách nên sửa nhà tiết kiệm phù hợp với bàn và ánh sáng lấp lánh trong phòng ăn.
Khi trong phòng có quá nhiều những đường góc cạnh thì những vật dụng hình tròn sẽ làm không gian mềm mại hơn. Bạn cũng nên chú ý lối đi thông giữa các khu vực. Việc sửa nhà theo phong thủy bố trí nội thất cần phải thích ứng với thói quen sinh hoạt, đi lại của thành viên trong gia đình và tận dụng được tất cả các khu vực có thể sử dụng.
3 Cách cải tạo nhà cấp 4 cũ thành mới
Nhiều người dân Việt Nam muốn lưu giữ lại vẻ đẹp của ngôi nhà truyền thống nên đã chọn cách cải tạo nhà 3 gian để giữ được cấu trúc nhà truyền thống và thêm một số cải tạo nhỏ để phù hợp với nhu cầu hiện đại. Tùy vào sở thích, nhu cầu mà mỗi gia đình lại lựa chọn một phương pháp cải tạo khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về ý tưởng thiết kế, thi công và những điều bạn cần biết khi cải tạo nhà 3 gian.
Cải tạo nhà cấp 4 thành nhà 1 tầng biệt thự
Nếu bạn sở hữu một phần diện tích rộng, hãy cải tạo nhà cấp 4 3 gian của mình thành một ngôi biệt thự sân vườn. Đảm bảo bạn sẽ có được một khuôn viên siêu đẹp, thoải mái trong sinh hoạt mà vẫn giữ được kết cấu của ngôi nhà 3 gian.
Ở phần cải tạo này, bạn nên chú ý những phần như sau:
Cải tạo nhà cấp 4 3 gian bằng việc tôn tạo thêm sân vườn phía ngoài
Nếu bạn có một khoảng sân đủ rộng, có thể tiến hành lát thêm gạch đỏ cho sân, tôn thêm phần sân cao hơn. Sau đó, sử dụng một số loại cây cảnh, làm thêm hồ cá để tăng thêm nét thẩm mỹ cho không gian.
Ngược lại, nếu gia đình bạn không có phần sân rộng, bạn có thể tạo một tiểu cảnh sân vườn nhỏ với việc trồng thêm hoa, cây cảnh nhỏ,… Lưu ý, cần tu sửa sân sao cho phù hợp, nền sân đủ cao để không bị đọng nước nhưng cũng không được cao quá so với nền nhà.
Sửa chữa ngoại thất
Để cải tạo nhà cấp 4 3 gian trở thành biệt thự sân vườn, bạn cần chú ý sửa chữa ngoại thất. Bạn nên thay mới màu sơn, tróc vữa và trát lại tường nhà cho phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn có thể tôn tạo thêm phần hiên nhà cho rộng, trồng thêm các loại dây leo. Phần mặt ngoài của thiết kế nhà cấp 4 rất đáng chú ý, vì vậy cần chọn màu sơn sáng như màu vàng be, màu trắng hoặc các màu phù hợp phong thủy của gia chủ.
Nếu cần thêm diện tích sử dụng, hãy tính toán đến việc xây thêm phòng nối liền với ngôi nhà cũ để tăng diện tích sử dụng.
Sửa chữa nội thất
Ngoài việc cải tạo nhà cấp 4 3 gian với phần phía ngoài căn nhà hay tiểu cảnh sân vườn thì bạn cũng cần phải sửa chữa nội thất sao cho phù hợp. Đối với những ngôi nhà xây theo kiểu này, thông thường 3 gian không có sự ngăn cách tạo thành không gian riêng. Do đó, nhiều gia chủ lựa chọn cải tạo thành những căn phòng riêng cho từng cá nhân.
Đơn giản nhất, bạn có thể sử dụng vách ngăn thạch cao hoặc những bức vách ngăn nghệ thuật. Chỉ xây tường ngăn cách khi diện tích nhà đủ lớn, tránh việc gây bí bách cho không gian sống.
Cải tạo nhà cấp 4 thành gác lửng
Cải tạo nhà cấp 4 cũ thành gác lửng cũng là một gợi ý được nhiều gia chủ có kinh tế eo hẹp sử dụng.
Lưu ý về cầu thang trong cải tạo nhà cấp 4 3 gian
Sửa chữa cầu thang là một trong những hạng mục khá quan trọng trong quá trình cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian. Tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà mà chúng ta lựa chọn kích cỡ cầu thang phù hợp. Bạn cần chọn cầu thang có vật liệu, kích thước sao cho phù hợp. Giúp không gian nhà bạn thêm rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn.
Thông thường, cầu thang nhà gác lửng thường làm bằng gỗ, hoặc sắt, inox. Và được thiết kế khá đơn giản, cũng như tô điểm thêm vẻ đẹp của loại hình kiến trúc này.
Bố trí gác lửng mở rộng không gian sống
Đây là phần đặc biệt nhất trong loại hình kiến trúc này. Cải tạo gác lửng là việc làm tất yếu để thay đổi không gian sinh hoạt cũng như bộ mặt của ngôi nhà cấp 4. Thay vì chỉ để đồ, bạn có thể cải tạo gác lửng thành phòng ngủ, phòng làm việc rất hữu ích. Sơn lại lan can giúp căn gác lửng thêm phần trang hoàng tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
Tùy vào chi phí xây dựng khác nhau, bạn có thể cải tạo nhà cấp 4 3 gian với các mẫu có quy mô, nội thất thiết kế đa dạng và phù hợp với tổng thể của ngôi nhà.
Biến hóa nhà cấp 4 cũ thành nhà 2 tầng
Nếu như gia đình bạn không đủ diện tích cũng như điều kiện kinh tế để cải tạo nhà cấp 4 3 gian thành biệt thự, hãy suy nghĩ sửa chữa căn nhà ấy thành căn hộ 2 tầng với 4 phòng ngủ. Đây là cách cải tạo đơn giản hơn mà vẫn giữ được kết cấu của ngôi nhà.
Điều kiện lên tầng của nhà cấp 4 cũ 3 gian
Trước khi tiến hành cải tạo nhà cấp 4 thành nhà 2 tầng, căn nhà phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Móng nhà kiên cố, đủ sức chịu lực khi chồng tầng
- Tường nhà đủ chắc chắn khi xây thêm tầng
Chính vì thế, hãy nhờ đến sự tư vấn của đội thợ chuyên nghiệp cũng như các kiến trúc sư có chuyên môn cao để biết về nền móng khi xây dựng. Bởi lẽ, nếu tường và móng không đủ sức chịu đựng rất có thể dẫn đến việc xây thêm khiến ngôi nhà sụt lún, gây nguy hiểm.
Cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian xây thêm tầng như thế nào?
Để xây thêm tầng, nếu ngôi nhà của bạn là nhà 3 gian mái bằng thì không cần đổ mái. Nếu bạn đang sở hữu nhà mái ngói 3 gian, hãy bỏ mái ngói, đổ mái bằng tầng 1 để làm nền tảng cho việc xây dựng tầng 2.
Bạn có thể cải tạo không gian bằng cách sử dụng 2 gian tầng 1 làm thành phòng khách kết hợp phòng thờ, bếp nấu, 1 gian còn lại làm phòng ngủ. Tầng 2 có thể xây thành các phòng ngủ khác nhau, mỗi phòng đều có cửa sổ nhìn ra ngoài.
Lưu ý khi cải tạo nhà cấp 4 thành 2 tầng
+ Kiểm tra kỹ độ chịu lực của ngôi nhà trước khi tiến hành sửa chữa
+ Chuẩn bị đầy đủ kinh phí
+ Cải tạo nhà cấp 4 3 gian với tiêu chí đón sáng tự nhiên, bố trí không gian sống phù hợp nhất
+ Tìm đơn vị thi công cải tạo nhà cũ giá rẻ, uy tín và chuyên nghiệp như Công ty xây dựng Hùng Anh để có được công trình chất lượng, đảm bảo.
Hotline tư vấn miễn phí: 091.15.44444
Là thợ chính của công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển thương mại Hùng Anh trong suốt gần 20 năm qua. Với sự thay đổi về kiến trúc và sự ra đời của nhiều loại nguyên vật liệu trong xây dựng. Nó giúp tôi ngày càng hoàn thiện và luôn học hỏi để đáp ứng tốt nhất cho mọi công trình của khách hàng. Nhờ đó tôi cũng tích lũy được nhiều kiến thức về xây dựng, nhất là sửa chữa nhà cũ, xây căn hộ và công trình mới lớn nhỏ đều có.